Bài 37: Thức ăn vật nuôi

LA
Xem chi tiết
ND
24 tháng 6 2017 lúc 10:54

B1: A

B2: 1)Đ

2)S

3)Đ

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LD
25 tháng 2 2020 lúc 10:09

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

1.1 Trên thế giới

CNSH đã và đang được phát triển và ứng dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Trong khuôn khổ của báo cáo này, chỉ đề cập đến việc ứng dụng CNSH ở các nước đang phát triển trên thế giới, những nơi có điều kiện tương ứng với điều kiện của Việt Nam.

Chăn nuôi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở các nước này, phần lớn người chăn nuôi với quy mô nông hộ, diện tích đất nhỏ, số lượng gia súc ít. Đồng thời, họ phải chăn nuôi trong điều kiện khó khăn như: không có đủ điều kiện để khắc phục những khó khăn của khí hậu (nóng, ẩm, thiếu nước sạch…), không có đủ thông tin để xác định những nguồn thực phẩm có thể dùng cho gia súc. Vì vậy, khả năng sản xuất và sinh sản của gia súc ở các nước này còn khá thấp so với các nước có nền chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện đó, nếu áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là CNSH, sẽ giúp gia tăng đáng kể năng suất của gia súc ở các nước này.

Đã có nhiều kỹ thuật CNSH được áp dụng trong chăn nuôi ở cả các nước đã phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, những kỹ thuật CNSH chủ yếu đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển là: công nghệ di truyền, công nghệ sinh sản bao gồm cấy truyền phôi và các kỹ thuật liên quan, công nghệ vắc xin và kỹ thuật chẩn đoán bệnh, công nghệ thức ăn chăn nuôi để cải thiện tính khả dụng của nguồn thức ăn chăn nuôi. Cụ thể là:

– Công nghệ di truyền: việc ứng dụng công nghệ di truyền trên gia súc mang lại nhiều kết quả so với trên cây trồng. Như trong kỹ thuật chuyển gen để tạo ra những sinh vật biến đổi gen (GMO), đã có nhiều cây trồng biến đổi gen (GMP) được đưa vào sản xuất đại trà như lúa, bắp, đậu nành… nhưng chưa có vật nuôi biến đổi gen (GMA) được đưa ra sản xuất trừ một số trường hợp dùng GMA để sản xuất dược phẩm cho ngành Y tế. Trong chăn nuôi, chủ yếu vẫn đang nghiên cứu những gen có tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất như: HAL, ESR, RN, BLAD, phytase gene, keratin gene…. Và có lẽ Somatoropin (BST hay PST) là sản phẩm đầu tiên của CNSH có tác dụng hiệu quả đến ngành chăn nuôi. Ngoài ra, hướng ứng dụng khác đang được chú ý mạnh mẽ ứng dụng CNSH trong việc chọn giống gia súc, VD: các nhà khoa học Mỹ và Canada đang thử nghiệm các thẻ sinh học phát quang (llluminar Bovine SNP50 BeadChip) là một miếng kính mỏng có chứa hàng ngàn marker DNA được gọi là những trạng thái khác nhau của nucleotide đơn hay SNPs (single nucleotide polymorphisms), chúng được sử dụng để tìm sự tương quan giữa DNA marker và các tính trạng. BeadChip đã được nghiên cứu để ứng dụng trên cả bò sữa và bò thịt, nó đang được thử nghiệm ở 23 nơi khác nhau thuộc 11 quốc gia.

– Công nghệ sinh sản: mục đích trực tiếp là nhằm cải thiện khả năng sinh sản của gia súc, từ đó gián tiếp giúp tăng năng suất, tăng tốc độ cải thiện di truyền và kiểm soát hiệu quả việc lây lan mầm bệnh qua sinh sản. Các kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (Al), kỹ thuật gây đa xuất noãn và cấy chuyển phôi (MOET), kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), kỹ thuật xác định giới tính của phôi (SE), kỹ thuật nhân bản vô tính (Cloning)…

– Công nghệ vắc xin và chẩn đoán bệnh: 90% các kỹ thuật CNSH liên quan đến vấn đề sức khỏe đều tập trung vào việc nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan tại các nước phát triển, nơi chỉ chiếm 10% dân số trên thế giới. Chủ yếu là sản xuất các vắc xin tái tổ hợp (Recombinant DNA), bao gồm: xác định và xóa bỏ những gen sản xuất chất độc trên mầm bệnh (vi khuẩn hay virus) để sản xuất được những vắc xin sống an toàn, đồng thời xác định những cấu trúc phân tử của những protein từ mầm bệnh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của vật chủ. Ngoài ra, những kỹ thuật CNSH khác như ELISA, PCR, kháng thể đơn dòng, kháng nguyên tái tổ hợp… đã trở thành những công cụ hữu hiệu và không thể thiếu trong việc chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử trên gia súc.

– Công nghệ thức ăn chăn nuôi (TACN): để tăng tính khả dụng và hiệu quả của TACN, hai vấn đề đặt ra là công nghệ tồn trữ TACN trong điều kiện khí hậu khó khăn và tăng giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu sử dụng. Ngoài ra, các hoạt chất như enzyme, probiotic, protein đơn bào, kháng sinh… đã được thêm vào trong TACN để trợ giúp cho quá trình dinh dưỡng của gia súc. Các chất hỗ trợ quá trình biến dưỡng cũng được sử dụng như rBST (recombinanat Somatotropin).

1.2 Tại Việt Nam

Cũng như các nước đang phát triển, CNSH trong chăn nuôi ở Việt Nam chưa có những thành tựu đáng kể như trong cây trồng. Các kết quả đạt được như sau:

– Công nghệ di truyền: chủ yếu là các nghiên cứu trên heo như: gen Halothan, gen thụ thể Estrogen và Prolactin, tính đa hình của 3 gen khác là PSTF1, Myogenin và HFA-BP. Điều đáng chú ý là chưa thấy những công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ di truyền trong chọn lọc giống gia súc và chưa có nhiều các nghiên cứu trên gia súc khác. Một số các công trình đã thực hiện:

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của gen Halothane trên khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt heo của Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001); Nguyễn Văn Cường và ctv (2002).

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 gen thụ thể estrogen và prolactin trên khả năng sinh sản (số con sơ sinh/ lứa đẻ) của heo: Lê Thị Thúy và ctv (2002); Trần Thị Dân và ctv (2005);

+ Nghiên cứu tính đa hình của 3 gen: PSTF1 gene, myogenin gene và heart fatty axit BP gene liên quan đến khả năng sinh trưởng, sự biệt hóa cơ và mỡ trong cơ: Phạm Thu Thủy và ctv (2003); Nguyễn Văn Anh (2005); Nguyễn Thu Thủy và ctv (2005).

– Công nghệ sinh sản: là lĩnh vực được tập trung nghiên cứu nhiều hơn cả, điều này thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ trong và ngoài nước như: nghiên cứu về việc đông lạnh phôi (Viện CNSH), sản xuất phôi in-vitro và in-vivo, kỹ thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất phôi bằng tinh đã phân loại (sorted semen)… Khác với công nghệ di truyền, công nghệ sinh sản lại được thực hiện chủ yếu trên bò thịt và sữa, vì đây là loài đơn thai, nên việc cải thiện khả năng sinh sản là cần thiết hơn cả loài đa thai. Tuy nhiên, các kỹ thuật trong công nghệ sinh sản hiện cũng chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu thử nghiệm, vẫn chưa được áp dụng đại trà vì nhiều nguyên nhân như: Thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện các biện pháp khuyến nông nhằm chứng minh cho người chăn nuôi thấy rõ hiệu quả của chúng (điều này đã từng được làm rất tốt khi phổ biến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên bò vào những năm 80); thiếu đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp (vì đa số các kỹ thuật này rất khó, đòi hỏi phải được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn), Thiếu kinh phí đầu tư để sản xuất những nguyên liệu có chất lượng cao (trứng, tinh, phôi…); Thiếu các trung tâm thực nghiệm đủ tiêu chuẩn sản xuất con giống tốt…

Một số các công trình đã thực hiện:

Nghiên cứu quy trình nuôi chín trứng (IVM), quy trình thụ tinh trong vi giọt (IVF), quy trình sản xuất phôi in vitro(IVP), quy trình sử dụng tinh phân tách để sản xuất phôi in vitro trên các đối tượng gia súc khác nhau như: Nguyễn Quốc Đạt và ctv (2003); Bùi Xuân Nguyên (2004); Trần Thị Dân và ctv (2005); Chung Anh Dũng và ctv (2008) đã thực hiện NC trên bò; Huỳnh Thị Lệ Duyên (2003); Chung Anh Dũng và ctv (2008) đã thực hiện NC trên heo; Trần Thị Dân và ctv (2005) đã thực hiện NC trên chó…

– Công nghệ vắc xin và chẩn đoán bệnh: Các kỹ thuật CNSH trong chẩn đoán bệnh gia súc đã được ứng dụng mạnh mẽ và rộng khắp, vì gần đây tình hình dịch bệnh trên gia súc ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Các kỹ thuật PCR khác nhau đã được ứng dụng trong việc chẩn đoán các mầm bệnh như: E. coli, Campylobacter (gây bệnh tiêu chảy trên gia súc); Mycoplasma trên heo (gây bệnh thứ phát trên phổi); Hog Cholera virus trên heo; Lở mồm long móng trên trâu, bò, hep; PRRS virus, Circovirus type 2 trên heo; Gumboro virus hay virus cúm trên gà… Bên cạnh đó, đã tiến hành sản xuất một số kháng nguyên tái tổ hợp như: VT2e từ E.coli, antigen từ Gumboro virus… Một số các công trình nghiên cứu đã thực hiện:

+ Ứng dụng PCR và nuôi cấy tế bào trong chẩn đoán bệnh: NC trên E.coli (Nguyễn Ngọc Tuân và ctv, 2005); trên Campylobacter (Võ Ngọc Bảo và ctv, 2006); Nhiễm Mycoplasma trên heo (Nguyễn Thị Phướng Ninh và ctv, 2006) trên gà (Nhu Văn Thu, 2006); Tác hại của FMD trong chăn nuôi trâu, bò và heo (Tô Long Thành và ctv, 2004); bệnh dịch tả heo (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2003)….

+ Sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp (recombinant antigen): Nguyễn Ngọc Hải và Milon (2005); Nguyễn Hồng Thanh và ctv (2004); Chu Hoàng Hà và ctv (2005)…

+ Sản xuất kháng sinh và chất kháng kháng sinh: Nguyễn Phương Nhuệ và ctv (2004)…

– Công nghệ TACN: các nghiên cứu để sản xuất các dòng vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa như: Bacillus, Aspergillus, Saccharomyces… từ đó sản xuất các chế phẩm probiotic đã bước đầu đạt những kết quả nhất định. Ngoài ra, các enzyme như: phytase, bromelase…. Cũng đã được sản xuất thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, chất lượng và giá thành của các chế phẩm trong nước vẫn còn đang là vấn đề cần cải thiện và tiếp tục nghiên cứu. Một số các công trình nghiên cứu đã thực hiện:

+ Nghiên cứu vi khuẩn Bacillus subtitis: Tô Minh Châu và ctv (2005) để sản xuất chế phẩm probiotic; Đỗ Thị Bích Thủy và Trần Thị Xô (2004) để sản xuất protease; Tăng Thị Chinh (2006) để sản xuất alkaline alpha amylase từ Bacillus HA401…

+ Nghiên cứu sản xuất enzyme phytase từ Aspergillus niger: Trần Thị Tuyết và ctv (2004);

+ Nghiên cứu sản xuất S-adenosyl –l – methionine (SAM) từ Saccharomyces cerevisiae: Trần Thị Hương và ctv (2005).

2/ Định hướng ứng dụng CNSH trong chăn nuôi đến năm 2020

2.1 Mục tiêu

Ứng dụng CNSH trong chăn nuôi nhằm cải thiện nhanh khả năng sản xuất, sinh sản của gia súc. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi, hạ giá thành sản xuất, tạo điều kiện cho sản phẩm chăn nuôi trong nước đứng vững trong giai đoạn hội nhập và giúp ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.

Xác định tầm quan trọng của ứng dụng CNSH trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2006, phê duyệt “chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, trong đó nêu rõ việc ứng dụng CNSH trong chăn nuôi, bao gồm:

– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp chỉ thị phân tử) để tạo một số giống vật nuôi (gia cầm, lợn, bò) mới: ở mỗi loài tạo được 1 – 2 dòng có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

– Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các công nghệ tế bào động vật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sinh sản của vật nuôi phục vụ tốt cho công tác lưu giữ, bảo quản, bảo tồn các tế bào sinh dục và đánh giá chất lượng vật nuôi; ứng dụng phương pháp cắt phôi và cải tiến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ lĩnh vực sinh sản động vật. Ứng dụng rộng rãi các côn nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở động vật nuôi. Ứng dụng công nghệ gen để xác định giới tính phôi bò ở 7 ngày tuổi.

– Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và thức ăn chăn nuôi chức năng; phấn đấu để sản xuất và đáp ứng được nhu cầu cơ bản về vắc xin cho vật nuôi vào năm 2015.

2.2 Một số hướng dẫn ứng dụng cụ thể CNSH trong chăn nuôi

a) Công nghệ di truyền

– Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu xác định gen kiểm soát (chất lượng và số lượng) các tính trạng sản xuất quan trọng (thịt, trứng, sữa).

– Nghiên cứu xác định các kiểu gen bất lợi làm giảm khả năng sản xuất, sức đề kháng của gia súc. Từ đó đề xuất kiểu phôi giống thích hợp, phục vụ cho công tác chọn giống gia súc.

– Nghiên cứu xác định các gen điều khiển các tính trạng sản xuất tốt trên gia súc như: khả năng thích nghi với môi trường, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng mắn đẻ… của những giống gia súc, gia cầm đặc trưng của từng vùng sinh thái.

– Tiến hành thu thập và lưu trữ nguồn gen của các giống gia súc, gia cầm này bằng các kỹ thuật CNSH khác nhau (bảo tồn dưới dạng tế bào soma, trứng, tinh dịch, phôi…).

– Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật trong sinh học phân tử như: DNA markers (microsatellites), microarray, SNPs… để xác định nhanh và chính xác các gen có lợi trong những con giống năng suất cao, từ đó rút ngắn đáng kể thời gian chọn giống, giảm chi phí chọn giống (so với chọn giống theo kiểu hình trên quần thể).

– Bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật chuyển gen trên gia súc, để từ đó có thể chuyển những gen tốt của gia súc địa phương vào những gia súc ngoại nhập có tiềm năng sản xuất cao. Tạo tiền đề phục vụ cho sản xuất dược phẩm sinh học phục vụ cho ngành y tế.

b) Công nghệ sinh sản

– Tiếp tục đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên bò, heo… nghiên cứu bổ sung những kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai ngang bằng với các nước chăn nuôi phát triển (khoảng 70%).

– Tiếp tục nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất phôi có chất lượng cao (tiềm năng sản xuất cao từ những con đực và cái cao sản, phôi có giới tính phù hợp định hướng chăn nuôi…), có giá thành thấp hơn phôi ngoại nhập, có thể sản xuất đại trà để phục vụ cho cấy truyền phôi.

– Nghiên cứu kỹ thuật và phương thức phổ biến kỹ thuật cấy truyền phôi ra thực tiễn sản xuất. Bước đầu bắt buộc áp dụng kỹ thuật cấy truyền phôi ở những trại sản xuất con giống gốc, giống cha mẹ để bảo đảm cung cấp con giống tốt cho sản xuất, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ nhập con giống sống từ nước ngoài.

c) Công nghệ TACN

– Tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất các chất hỗ trợ cho quá trình biến dưỡng như enzyme: phytase, cellulase, protease… để giúp sử dụng hiệu quả TACN và giảm ô nhiễm môi trường.

– Tiếp tục nghiên cứu phân lập và sản xuất các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, từ đó làm cơ sở xây dựng các công trình phối hợp VSV này thành những chế phẩm probiotic phù hợp cho từng loài gia súc, từng giai đoạn sinh lý, từng vùng sinh thái…

– Nghiên cứu để sản xuất các hormone có lợi cho quá trình tiêu hóa như BST hay PST tái tổ hợp, xác định tỷ lệ, phương thức sử dụng trong TACN.

d) CNSH trong thú ý

– Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật CNSH mới và hiện đại như ELISA (Direct ELISA; Indirect ELISA; Competitive ELISA; Sandwich ELISA; Multiplex ELISA…), PRR (real – time PCR, nếtd PCR, competitive PCR…), Sequencing… để chẩn đoán nhanh và chính xác, cả định tính và định lượng, kháng nguyên và kháng thể… các bệnh trên gia súc, gia cầm.

– Tiếp tục nghiên cứu sản xuất các kháng nguyên tái tổ hợp, tiến tới tự sản xuất một số loại vắc xin quan trọng, phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
Xem chi tiết
TT
26 tháng 4 2017 lúc 19:50
- Thức ăn có chứa hàm lượng gluxit >50% gọi là thức ăn giàu Gluxit.

- Thức ăn có chứa hàm lượng xơ >30% gọi là thức ăn Thô xanh.
Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NT
23 tháng 4 2017 lúc 20:46

khác nhau

Bình luận (0)
BH
23 tháng 4 2017 lúc 21:18

khác nhau

Bình luận (1)
HT
23 tháng 4 2017 lúc 22:04

Thành phần trong thức ăn là khác nhau vì thức ăn có 2 thành phần chính:Nước và chất khô.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
HT
21 tháng 4 2017 lúc 9:35

-Thức ăn có hàm lượng protein>14% thuộc loại thức ăn giàu protein.

-Thức ăn có hàm lượng gluxit>50% thuộc loại thức ăn giàu gluxit.

-Thức ăn có hàm lượng xơ>30% thuộc loại thức ăn thô xanh.

-Đậu tương có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là 36% protein thuộc loại thức ăn giàu protein.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
LV
13 tháng 3 2017 lúc 18:16

Trâu bò là thuộc loại nhai lại và dạ dày của các động vật nhai lại chia làm 4 ngăn. Thức ăn được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào ngăn lớn nhất và sẽ nhào trộn với nước bọt. Nếu ngăn lớn đầy, thì trâu bò sẽ ngừng nạp thức ăn và chuyển qua ngăn khác, sau đó trâu bò "ợ" lên nhai lại. Vì bọn chúng hệ nhai lại nên răng nanh không có hoặc biến đổi dạng để phụ cho việc nhai lại này vì vậy thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ

Bình luận (2)
TH
15 tháng 3 2017 lúc 20:48

bạn CTV trả lời hình như có vẻ sai sai

ý kiến của mk nè

trâu bò tiêu hóa được cỏ khô,rơm rạ vì

dạ dày của trâu bò có 4 túi đó là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế

dạ cỏ có các vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa cỏ thành các chất dinh dưỡng

Bình luận (0)
KY
25 tháng 3 2018 lúc 21:58

Trâu, bò tiêu hóa được rơm, rạ, cỏ khô vì chúng có dạ dày gồm 4 túi, một trong 4 túi đó là dạ cỏ. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa rơm, rạ, cỏ khô củ trâu bò thuận lợi

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LV
6 tháng 4 2017 lúc 18:24
Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi: - Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt. - Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh. - Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu - Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột. - Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.
Bình luận (1)
TV
21 tháng 12 2017 lúc 21:38

okXem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org//document/404909-bai-18-cac-phuong-phap-che-bien-thuc-pham.htm

Bình luận (0)
LD
25 tháng 2 2020 lúc 10:19

I. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt là làm cho thực phẩm được chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để dễ hấp thụ và thơm ngon hơn.

Các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt gồm:

1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

a. Luộc
là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. (h.3.20)
Tùy theo yêu cầu của món ăn và loại thực phẩm, có thể cho thực phẩm vòa luộc lúc nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi.

Em hãy kể tên một vài món luộc

* Quy trình thực hiện


- Làm sạch thực phẩm

- Luộc chín thực phẩm

- Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc, tùy món).


* Yêu cầu kĩ thuật:

- Nước luộc trong

- Thực phẩm động vật: chín mềm, không dai, không nhừ.

- Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, có màu xanh; rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.

b. Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị.

Trong các bữa ăn thường ngày, món nào được gọi là món nấu?

* Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán sơ qua cho ngấm gia vị và giữ độ ngọt khi nấu).

- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng.

- Trình bày theo đặc trưng của món.

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.

- Hương vị thơm ngon, vừa ăn.

- Màu sắc hấp dẫn.

c. Kho là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết?

* Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

- Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có vị đậm; thường sử dụng một nguyên liệu chính là nguyên liệu động vật (món mặn) hoặc nguyên liệu thực vật (món chay).

- Trình bày theo đặc trưng của món.

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Thực phẩm mềm, nhừ không nát, ít nước, hơi sánh.

- Thơm ngon, vị mặn.

- Màu vàng nâu.

2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước

Hấp (đồ) là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm (h.3.21)

Em hãy kể tên một số món hấp (đồ) thường dùng trong gia đình.

* Quy trình thực hiện

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm

- Sơ chế tùy theo yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp.

- Hấp chín thực phẩm

- Trình bày đẹp, sáng tạo

h.3.21

* Yêu cầu kĩ thuật

- Thực phẩm chín mềm, ráo nước không có nước hoặc rất ít nước.

- Hương vị thơm ngon.

- Màu sắc đặc trưng của món.

3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.

Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dụng lửa dưới), thường là than củi. Nướng hai bên mặt của thực phẩm cho đến khi vàng đều.

* Quy trình thực hiện

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm

- Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn.

- Nướng vàng đều.

- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Thực phẩm chín đều, không dai.

- Thơm ngon, đậm đà.

- Màu vàng nâu.

Hãy kể tên những món nướng mà em đã được ăn và cho biết nhận xét?

4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

a. Rán (chiên) là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm.

Gia đình em thường rán thực phẩm gì?

* Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

- Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kĩ.

- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Giòn, xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non.

- Hương vị thơm ngon, vừa miệng.

- Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.

b. Rang là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng rất ít chất béo, đảo đều trong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.

Em hãy kể tên một số thực phẩm động vật và thực vật được dùng để rang?

* Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu động vật hoặc thực vật (không phối hợp).

- Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho thực phẩm chín vàng.

- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.

* Yêu cầu kĩ thuật.

- Món rang phải khô, săn chắc.

- Mùi thơm.

- Màu sắc hấp dẫn.

c. Xào là phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn.

Em hãy kể tên một số món xào thông dụng?

* Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu động vật, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị; nhặt rửa sạch nguyên liệu thực vật, cắt thái phù hợp.

- Cho nguyên liệu động vật vào chảo với một lượng ít chất béo, xào chín đều, múc ra bát. Xào nguyên liệu thực vật chín tới, sau đố cho nguyên liệu động vật đã xào chín vào trộn đều, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn.

- Trình bày đẹp, sáng tạo.

* Yêu cầu kĩ thuật

- Thực phẩm động vật chín mềm, không dai.
- Thực phẩm thực vật chín tới, không cứng hay mềm nhũn.
- Còn lại ít nước, hơi sệt vị vừa ăn.
- Giữ được màu tươi của thực vật.

II. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?


Liên hệ thực tế về các phương pháp chế biến thực phẩm khong sử dụng nhiệt.


1. Trộn dầu giấm là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng.

Thực phẩm nào được sử dụng để trộn dầu giấm?

* Quy trình thực hiện:
- Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp, làm sạch.

- Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn + giấm + đường + muối và tiêu.

- Trộn trước khi ăn khoảng 5 – 10 phút để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.

- Trình bày đẹp, sáng tạo.

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.

- Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.

- Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.

2. Trộn hỗn hợp

Là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Món này thường được dùng vào đầu bữa ăn.

* Quy trình thực hiện:

- Thực phẩm thực vật được làm sạch, cắt thái phù hợp, ngâm với muối có độ mặn 25% hoặc ướp muối, sau đó rửa lại cho hết vị mặn, vắt ráo.

- Thực phẩm động vật được ché biến chín mềm, cắt thái phù hợp.

- Trộn chung nguyên liệu thực vật + động vật + gia vị.

- Trình bày theo đặc trưng của món ăn đẹp, sáng tạo.

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Giòn, ráo nước.

- Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.

- Màu sắc của thực phẩm động vật và thực vật trông đẹp, hấp dẫn.

3. Muối chua

Là làm thực phẩm thực vật lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.

a. Muối xổi là cách làm thực phẩm lên mem vi sinh trong thời gian ngắn.

Ngâm thực phẩm trong dung dịch muois (có độ mặn 20 – 25%) đun sôi để nguội, có thể cho thêm một ít đường.

b. Muối nén là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian dài.

Muối được rải đều xen kẽ với thực phẩm và nén chặt (lượng muối chiếm 2,5% - 3% lượng thực phẩm).

* Quy trình thực hiện món muối chua:

- Làm sạch thực phẩm, để ráo nước.

- Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối (muối xổi) hoặc ướp muối (muối nén) và có thể cho thêm đường.

- Nén chặt thực phẩm.

Món muối chua dùng làm món ăn kèm, để kích thích ngon miệng và tạo hương vị đặc trưng.

* Yêu cầu kĩ thuật của món ăn muối chua:

- Thực phẩm giòn.

- Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.

- Vị chua dịu, vừa ăn.

- Màu săc hấp dẫn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
Xem chi tiết
NL
21 tháng 3 2017 lúc 10:27

sorry chưa học đến!leuleu

Bình luận (0)
TD
21 tháng 3 2017 lúc 20:37

sách nào vậy

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
K1
Xem chi tiết
NN
14 tháng 2 2017 lúc 17:38

-thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật ,vi sinh vật,chất khoáng mà vật nuôi ăn được ,tiêu hóa và hấp thu được để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm

Bình luận (3)
DL
24 tháng 2 2017 lúc 21:56

La thuc an vat nuoi co the an dc

Bình luận (0)
UN
25 tháng 2 2017 lúc 14:56

Là những loại thức ăn vật nuôi có thể ăn được

Bình luận (0)