Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ Câu 1: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là: A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng B. Bình đẳng về việc hưởng quyền giữa các thành viên trong gia đình C. Bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. Câu 2: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào? A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng bên nội, bên ngoại B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống C. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình: A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ. B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em. C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau. Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình? A. Tự do kinh doanh theo khả năng và những ngành ngề mà pháp luật không cấm. B. Có quyền lựa chọn nghề nghiệp, được tôn trong về nhân phẩm, danh dự. C. Thực hiện đúng các giao kết hợp đồng lao động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Câu 5: Theo quy định của Bộ Luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ……: A. 14 tuổi B. 15 tuổi C. 16 tuổi D. 18 tuổi Câu 6: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là: A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, trong giao kết hợp đồng lao động . B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, trong giao kết hợp đồng lao động, giữa lao động nam và lao động nữ Câu 7: Theo Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối với công dân có……………….. lao động là: A. Nghĩa vụ B. Bổn phận C. Quyền lợi D. Quyền và nghĩa vụ Câu 8: Lao động nữ được quan tâm hơn lao động nam vì: A.Lao động nữ yếu hơn lao động nam B. Lao động nữ trong các doanh nghiệp đông hơn lao đông nam C. Lao động nữ có đặc điểm về cơ thể và thực hiện chức năng làm mẹ. D. Lao động nữ khéo léo, dẻo dai hơn lao động nam Câu 9. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là: A. Tiêu thụ sản phẩm B. Tạo ra lợi nhuận C. Nâng cao chất lượng sản phẩm D. Giảm giá thành sản phẩm Câu 10: Quyền tự do kinh doanh của công dân được thể hiện trong các văn bản pháp luật nào? A. Hiến Pháp B. Luật Doanh nghiệp C. Hiếp pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. D. Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp. Câu 11: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có bao nhiêu nội dung? A. Bốn nội dung B. Năm nội dung C. Sáu nội dung D. Bảy nội dung Câu 12. Trong quá trình kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với nhà nước: A. Bảo vệ quyền lợi của người lao động B. Đóng thuế thu nhập cá nhân C. Đóng thuế nhà đất và thuế thu nhập cá nhân. D. Đóng thuế và những quy định khác của pháp luật đối với người kinh doanh. Câu 13. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung có nghĩa là: A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn. B. Những tài sản có trong gia đình họ hàng hai bên nội, ngoại. C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn song không nhập vào tài sản chung của gia đình. D. Những tài sản được thừa kế của cha mẹ sau khi kết hôn không nhập vào tài sản chung. Câu 14: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái. B. Chỉ có người chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con. C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. D. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong giai đoạn hiện nay và trong thời phong kiến ngày xưa thể hiện: A. Chỉ có người chồng mới có quyền sở hữu mọi tài sản trong nhà. B. Người vợ được quyền nắm tài chính trong nhà và sử dụng nguồn tài chính do chồng làm ra C. Vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ sở hữu tài sản. D. Người chồng được quyền sở hữu tài sản khi là lao động có thu nhập còn người vợ là lao động trong gia đình Câu 16: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân: A. Xây dựng gia đình hạnh phúc B. Củng cố tình yêu lứa đôi C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước Câu 17: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện: A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động trong tất cả các ngành nghề. B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi lao động nam có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần. C. Lao động nữ được hưởng chế độ khám thai, nghỉ hậu sản, hết thời gian nghỉ hậu sản , khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc, không bị sa thải nếu đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. D. Trong quá trình lao động, lao động nữ được đi muộn hơn và về sớm hơn để lo công việc gia đình. Câu 18: Ý nào sau đây không thể hiện nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động ? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng B. Không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động D. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình sau khi giao kết hợp đồng lao động Câu 19: Chủ thể của hợp đồng lao động là: A. Người lao động và đại diện người lao động. B. Người lao động và người sử dụng lao động. C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động. D. Đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động. Câu 20: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong thực hiện quyền lao động của công dân: A. Nhà nước ban hành chủ trương chính sách tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. B. Người lao động nếu đủ tuổi thì có thể làm bất cứ việc gì để tạo ra thu nhập C. Những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi. D. Những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng được hưởng những điều kiện như người lao động bình thường. Câu 21: Quyền tự do kinh doanh của công dân được hiểu là: A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh. B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề, lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh, thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật. C.Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh. D. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh theo khả năng và sở thích của mình. Câu 22: Để thúc đẩy kinh doanh phát triển cần: A. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do. B. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật. C. Nhà nước cần hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp. D. Chú trọng hợp tác với nước ngoài. Câu 23: Ý nào sau đây không thể hiện quyền tự do kinh doanh của công dân A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh. B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình. C. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh. D. Công dân phải nộp thuế theo quy định của nhà nước. Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh A. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh. B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất. C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh. D. Xúc tiến các hoạt động thương mại. Câu 25: Điều 29, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 ghi nhận: Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, sở hữu tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập, điều này thể hiện bình đẳng về: A. Quan hệ giữa vợ và chồng B. Quan hệ nhân thân C. Quan hệ tài sản D. Quan hệ tài sản giữa tài sản chung và tài sản riêng. Câu 26: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì 2 bên nam, nữ phải......quan hệ như vợ chồng: A. Duy trì B. Chấm dứt C. Tạm hoãn D. Tạm dừng Câu 27: Sau khi kết hôn, anh B buộc chị A phải theo tôn giáo của mình. Việc làm của anh B đã vi phạm nội dung bình đẳng: A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình B. Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng C. Bình đẳng giữa các tôn giáo D. Bình đẳng về quyền tự do cơ bản Câu 28: Chị A có thu nhập cao hơn chồng về kinh tế nên trong cuộc sống hằng ngày chị thường có những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm chồng. Hành động của chị A đã vi phạm: A. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân D. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Câu 29: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ: A. Kết hôn B. Nghỉ việc không lí do C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi D. Có thai Câu 30: Sau khi xem xét hồ sơ của người lao động, giám đốc doanh nghiệp A đã buộc một số công nhân nghỉ việc với lý do họ là người dân tộc thiểu số. Việc làm của vị giám đốc doanh nghiệp đã vi phạm: A. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ D. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động Câu 31: Trong quá trình tổ chức kinh doanh, ông đã đã cùng với bạn bè của mình góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của ông A thể hiện nội dung nào trong bình đẳng về kinh doanh? A. Tự do mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh B. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh C. Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. D. Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Câu 32: Nhà nước thừa nhận các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển trong các ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm: A. Để điều tiết có hiệu quả nền kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế B. Thể hiện vai trò to lớn của nhà nước C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhiều thành phần ở nước ta. D. Để định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nhiều thành phần. Câu 33: Tình trạng bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay rất phổ biến mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em. Nếu rơi vào hoàn cảnh này em sẽ chọn cách xử lý nào sau đây: A. Im lặng chịu đựng B. Tìm cách tự tử như nhiều trường hợp đã xảy ra C. Nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của họ hàng, các đoàn thể, chính quyền địa phương. D. Lên mạng xã hội tố cáo Câu 34: Bạo lực gia đình được hiểu là những hành vi: A. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. B. Là hành vi vô ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với thành viên khác trong gia đình C. Là hành vi của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần với thành viên khác trong gia đình. D. Là hành vi của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần với thành viên khác trong gia đình và ngoài xã hội. Câu 35: Thấy con riêng của chồng không ngoan, thường xuyên nói dói người lớn nên bà B đã nhắc nhở con. Thấy thế, chồng bà tức giận quát: “ Cô là mẹ kế thì không được nhắc nhở dạy bảo con tôi”. Bà B phản ứng: “ tôi nuôi nó thì tôi cũng có quyền và nghĩa vụ như anh”. Theo em, trong trường hợp này pháp luật quy định như thế nào? A. Cha dượng, mẹ kế không có quyền dạy dỗ con riêng của chồng, vợ B. Cha dượng, mẹ kế cũng có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ ruột C. Cha dượng, mẹ kế chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con riêng của chồng, vợ D. Cha dượng, mẹ kế không có quyền và nghĩa vụ đối với con riêng của chồng, vợ Câu 36: Chị A là công nhân đang làm việc tại một Công ty may xuất khẩu từ ngày 1/3/2012 theo chế độ hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Tháng 8/2014, chị A nghỉ sinh con 6 tháng theo quy định. Đầu tháng 2/2015, chị A trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh, ngày 15/2/2015 chị được iám đốc Công ty thông báo Công ty sẽ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/3/2015 và giải quyết các quyền lợi đối với chị theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật lao động, iám đốc công ty đã vi phạm về nội dung? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động B. Bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng lao động C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ D. Bình đẳng người lao động và người sử dụng lao động Câu 37: Chị A làm hợp đồng lao động với Công ty X trong thời hạn 5 năm. Sau khi làm việc được 2 năm, chị K kết hôn với anh M và mang thai, iám đốc Công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị A. Chị A phải căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình. A. Căn cứ vào hợp đồng lao động B. Căn cứ vào hợp đồng lao động và Bộ Luật lao động năm 2012 C.Căn cứ vào những quy định của công ty X D.Căn cứ vào quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động Câu 38: Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta? A. Đại đoàn kết dân tộc B. Bình đẳng giới C. Tiền lương D. An sinh xã hội Câu 39: A tâm sự với B: “Sau này nếu có điều kiện kinh doanh mình chỉ muốn tham gia vào thành phần kinh tế nhà nước vì được quan tâm đầu tư và được pháp luật bảo hộ”. B cho rằng, ý kiến của A là chưa chính xác vì theo như B tất cả các thành phần kinh tế của nước ta đều được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? A. Ý kiến của A đúng B. Ý kiến của B đúng C. Ý kiến của cả A và B đều đúng D. Ý kiến của cả A và B đều sai Câu 40: Nhà ông T có cửa hàng sản xuất đồ gỗ làm ăn ngày càng phát đạt. Vì vậy, ông muốn mở công ty tư nhân sản xuất đồ mĩ nghệ. Tuy nhiên, sau khi làm đầy đủ hồ sơ theo quy định để xin thành lập công ty tư nhân nộp cho cơ quan nhà nước, hồ sơ của ông không được chấp nhận với lý do không đủ điều kiện. Trong khi đó cơ quan này lại cấp phép cho công ty có quy mô tương tự nhà ông T. Hỏi trong trường hợp này biểu hiện vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực: A. Trong kinh doanh B. Trong thực hiện quyền lao động C. Trong kinh tế D. Trong giao kết hợp đồng lao động
00:00:00