Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPT chuyên Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc - Lần 2 - Năm 2018 Câu 1 (Nhận biết): Một trong những đặc điểm của thường biến là A. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. B. Có thể có lợi, hại hoặc trung tính. C. Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính. D. Di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa. Câu 2 (Nhận biết): Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly theo quan điểm của di truyền học hiện đại là A. Sự phân ly và tái tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. B. Sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh. C. Sự phân ly đồng đều của NST trong mỗi cặp tương đồng khi giảm phân. D. Sự phân ly của cặp NST tương đồng trong nguyên phân. Câu 3 (Nhận biết): Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc có chức năng: A. Mang tín hiệu mở đầu của dịch mã. B. Mang tín hiệu kết thúc của quá trình dịch mã. C. Mang tín hiệu kết thúc của quá trình phiên mã. D. Mang tín hiệu mở đầu của quá trình phiên mã. Câu 4 (Nhận biết): Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua A. Lông hút của rễ. B. Chóp rễ. C. Khí khổng. D. Toàn bộ bề mặt cơ thể. Câu 5 (Nhận biết): Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. B. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau. C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết giới tính. Câu 6 (Nhận biết): Trong di truyền tế bào chất, kiểu hình của con luôn giống mẹ vì A. Gen của bố luôn bị át. B. Hợp tử chỉ có NST của mẹ. C. Không phù hợp gen của bố và tế bào chất của mẹ. D. Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là của trứng. Câu 7 (Nhận biết): Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái có van gì? A. Van hai lá. B. Van thất động. C. Van tĩnh mạch. D. Van ba lá. Câu 8 (Thông hiểu): Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng A. Sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. HOC24.VN 2 B. Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. C. Luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau. D. Luôn có tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. Câu 9 (Nhận biết): Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. B. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit. Câu 10 (Nhận biết): Các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là A. Động vật đơn bào. B. Động vật ngành chân khớp. C. Động vật ngành ruột khoang. D. Động vật ngành thân mềm. Câu 11 (Nhận biết): Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Rau dền, kê, các loại rau, xương rồng. C. Dừa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Mía ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. Câu 12 (Thông hiểu): Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích A. Kết quả của hiện tượng thường biến. B. Hiện tượng biến dị tổ hợp. C. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng. D. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Câu 13 (Nhận biết): Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là A. Miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn. B. Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn. C. Miệng → thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → diều → ruột → hậu môn. D. Miệng → thực quản → ạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn. Câu 14 (Nhận biết): Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là A. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen. B. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen. C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen. D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen. Câu 15 (Thông hiểu): Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn nữ giới. B. Gen của mẹ chỉ truyền cho con trai mà không truyền cho con gái. C. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen. D. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai. Câu 16 (Thông hiểu): Vì sao sau khi bón phân cây khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. HOC24.VN 3 C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. Câu 17 (Nhận biết): Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau. B. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen. C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi. D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng các gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng. Câu 18 (Thông hiểu): Kiểu gen của cá không vảy là Bb, cá có vảy là bb. Kiểu gen BB làm trứng không nở, tính theo lý thuyết phép lai giữa các con cá không vảy sẽ cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con là A. 3/4 cá không vảy : 1/4 cá có vảy. B. 100% cá không vảy. C. 2/3 cá không vảy : 1/3 cá có vảy. D. 1/3 cá không vảy : 2/3 cá có vảy. Câu 19 (Nhận biết): Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là A. Nối các akazaki với nhau. B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN. C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. D. Tháo xoắn phân tử ADN. Câu 20 (Nhận biết): Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng liên kết gen? A. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lương NST có trong bộ NST đơn bội của loài. B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. C. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. D. Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. Câu 21 (Thông hiểu): Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? (1) Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. (2)Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu. (3) Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu. (4) Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. Phương án sai gồm: A. (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). HOC24.VN 4 Câu 22 (Vận dụng): Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai AaBbGgHh x AaBbGgHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ là A. 9/64. B. 81/256. C. 27/64. D. 27/256. Câu 23 (Thông hiểu): Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm A. 100% cây hoa đỏ. B. 75% cây hoa đỏ; 25% cây hoa trắng. C. 25% cây hoa đỏ; 75% cây hoa trắng. D. 100% cây hoa trắng. Câu 24 (Thông hiểu): Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây? A. Gen → mARN → polipeptit → protein → tính trạng. B. Gen → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng. C. Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng. D. ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng. Câu 25 (Nhận biết): Ở loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây? A. AaaBbDd. B. AaBbEe. C. AaBbDEe. D. AaBbDdEe. Câu 26 (Nhận biết): Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên NST thường, gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả 2 tính trạng trên, bố có mắt bình thường và có da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra kiểu gen của mẹ, bố là A. M M MDdX X DdX Yl B. M m MDdX X ddX Yl C. M m MddX X DdX Yl D. M m MDdX X DdX Yl Câu 27 (Thông hiểu): Tại sao vận tốc máu ở mao mạch lại chậm hơn ở động mạch? A. Đường kính của mỗi mao mạch nhỏ hơn đường kính của mỗi động mạch. B. Thành các mao mạch mỏng hơn thành động mạch. C. Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn nhiều so với tiết diện của động mạch. D. Thành mao mạch có cơ trơn làm giảm vận tốc máu trong khi thành động mạch không có. Câu 28 (Thông hiểu): Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng cây thân cao, hạt tròn thơm với cây thân thấp, hạt dài, không thơm thu được 100% cây thân cao, hạt tròn, thơm. Cho F1 tự thụ phấn thu được F1 gồm 9 cao, tròn, thơm : 3 cao, dài, không thơm; 3 thấp, tròn, thơm; 1 thấp, dài, không thơm. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kiểu gen của F1 có 3 cặp gen, trong đó 2 cặp dị hợp tử di truyền liên kết không hoàn toàn và phân ly độc lập với cặp đồng hợp tử còn lại. HOC24.VN 5 B. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên gồm quy luật phân ly, phân ly độc lập; liên kết gen hoàn toàn. C. Kiểu gen của F1 có 3 cặp gen, trong đó 2 cặp dị hợp di truyền liên kết hoàn toàn và phân lý độc lập với cặp đồng hợp tử còn lại. D. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên gồm quy luật phân ly độc lập, tương tác gen át chế. Câu 29 (Thông hiểu): Ý kiến nào sau đây là sai về hướng tiến hóa của tiêu hóa. A. Chưa có tuyến tiêu hóa → có tuyến tiêu hóa. B. Tiêu hóa bằng ống → tiêu hóa bằng túi. C. Chưa có cơ quan tiêu hóa → có cơ quan tiêu hóa. D. Nội bào là chính → ngoại bào chiếm ưu thế. Câu 30 (Nhận biết): Quá trình thoát hơi nước qua lá là A. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây. C. Động lực đầu trên của dòng mạch rây. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ. Câu 31 (Vận dụng): Ở một loài thực vật có hoa, tính trạng màu sắc hoa có 2 gen alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phối với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân ly 1/4 cây hoa đỏ : 2/4 cây hoa hồng : 1/4 cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kỳ đều có tỷ lệ kiểu gen giống kiểu hình. (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây dị hợp. (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng. (4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng 1 gen. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 32 (Nhận biết): Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng bình thường, nhiệt độ bình thường, nồng độ CO2 bình thường, nồng độ O2 bình thường. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. C. Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp. D. Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp. Câu 33 (Thông hiểu): Một gen cấu trúc dài 4080 oA có tỉ lệ A/G = 1,5; gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là A. A = T = 720; G = X = 480. B. A = T = 719; G = X = 481. C. A = T = 419; G = X = 721. D. A = T = 721; G = X = 479. HOC24.VN 6 Câu 34 (Thông hiểu): Ở đậu Hà Lan, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen B quy định thân thấp; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng, các gen phân ly độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 3 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến theo lý thuyết tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F1 là A. 3:1:3:1 B. 1:1:1:1:1:1:1:1 C. 2:1:1:1:1:1 D. 2:1:1:2:1:1 Câu 35 (Nhận biết): Cho các đặc điểm của vận tốc máu sau đây? (1) Máu vận chuyển càng xa nên ma sát càng lớn. (2) Vận tốc máu ở mao mạch là lớn nhất. (3) Đường kính của từng mao mạch là rất nhỏ nhưng tổng tiết diện hệ mao mạch lại rất lớn. (4) Vận tốc máu chảy từ mao mạch về tĩnh mạch chủ giảm dần. (5) Vận tốc máu chảy từ động mạnh về mao mạch giảm dần. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 36 (Thông hiểu): Ở cả chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen B quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường cho giao tử n. Các phép lai cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 110 quả màu đỏ : 10 quả màu vàng đời con là A. AAaa Aal AAaa Aaaal B. AAaa aal AAaa Aaaal C. AAaa Aal AAaa AAaal D. AAaa Aal AAaa aaaal Câu 37 (Nhận biết): Cho biết các bước của một quy trình như sau: 1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Để xác minh mức phản ứng của một kiểu gen quy định 1 tính trạng nào đó ở cây trồng người ta phải thực hiện quy trình theo thứ tự các bước là: A. 3 → 1 → 2 → 4. B. 3 → 2 → 1 → 4. C. 1 → 2 → 3 → 4. D. 1 → 3 → 2 → 4. Câu 38 (Thông hiểu): Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản thu được F1 100% cây cao, lá to, quả dài. Cho F1 tiếp tục giao phấn với cây thân thấp lá nhỏ quả ngắn thu được F2 bao gồm 3 nhỏ, cao, dài : 3 thấp, to, ngắn : 1 cao, nhỏ, ngắn : 1 thấp, to, dài. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật di truyền liên kết với giới tính, liên kết gen không hoàn toàn, kiểu gen của F1 dị hợp 3 cặp gen. B. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật di phân ly, quy luật phân ly độc lập, liên kết gen không hoàn toàn, kiểu gen của F1 dị hợp 3 cặp gen. HOC24.VN 7 C. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật di phân ly, di truyền liên kết gen hoàn toàn, kiểu gen của F1 gồm 2 cặp gen dị hợp và 1 cặp gen đồng hợp. D. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật di phân ly, liên kết gen không hoàn toàn, kiểu gen của F1 dị hợp 3 cặp gen. Câu 39 (Thông hiểu): Ở một loài động vật, xét một gen có 2 alen nằm vùng không tương đồng của NST giới tính X, alen D quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P) thu được F1 toàn vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 75% con vảy đỏ : 25% con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng? A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỷ lệ 50%. B. F2 có tỷ lệ phân ly kiểu gen là 25% : 50% : 25%. C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỷ lệ 43,75%. D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỷ lệ 12,5%. Câu 40 (Thông hiểu): Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp alen thu được F1 đồng loạt hoa màu tím, thân cao. Cho F1 giao phấn với nhau thì thu được F2 gồm: 81 tím, cao : 27 tím, thấp : 54 hồng, cao : 18 hồng, thấp : 9 trắng, cao : 3 trắng, thấp. Câu khẳng định nào sau đây đúng? A. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật phân ly, phân ly độc lập, hoán vị gen, di truyền liên kết gen, kiểu gen của F1 là dị hợp 3 cặp gen. B. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật phân ly, phân ly độc lập, hoán vị gen, tương tác gen, kiểu gen của F1 là dị hợp 3 cặp gen. C. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật phân ly, phân ly độc lập, tương tác gen cộng gộp, kiểu gen của F1 là dị hợp 2 cặp gen. D. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật phân ly, phân ly độc lập, tương tác gen bổ trợ, kiểu gen của F1 là dị hợp 3 cặp gen.
00:00:00