Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPTQG – Trường THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa - Lần 1 - Năm 2018 Câu 1 (Nhận biết): Nguồn nitơ cây có khả năng hấp thụ trực tiếp là A. nitơ trong không khí. B. nitơ khoáng (NH4+, NO3-). C. nitơ trong các hợp chất hữu cơ. D. nitơ khoáng (NH4+, NO3-), nitơ trong không khí (N2) và xác sinh vật. Câu 2 (Vận dụng): Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm: Gen ban đầ ạố’ …. TAXTTXGGGXXG… 5’ Alen độế ạốc: 3’ …TAXATXGGGXXG… 5’ Alen độế ạố3’ …. TAXTTXGGGXX… 5’ Alen độế ạố3’ …. TAXTTXGGGXG… 5’ ết rằng các côđôn mã hóa các axit amin tương ứng là: 5'AUG3': Met; 5'AAG3': Lys; 5'XXX3': Pro; 5'GGX3' và 5'GGU3': Gly; 5'AGX3': Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai? (I) Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi hoặc thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. (II) Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđôn bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. (III) Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã (IV) Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 3 (Nhận biết): Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong của động vật nhai lại diễn ra như thế nào? A. Tiết enzim pesin bà HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ. Câu 4 (Thông hiểu): Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau: Nòi I: ABCDEFGHI; nòi 2: ABFEDCGHI; nòi 3: HEFBAGCDI; nòi 4: ABFEHGCDI; Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là A. 1 → 3 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 4 → 2. C. 1 → 4 → 2 → 3. D. 1 → 2 → 4 → 3. HOC24.VN 2 Câu 5 (Vận dụng): Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác (2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống (3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. (4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên là A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 6 (Thông hiểu): Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu sai? (I) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (II) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêotit (III) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (IV) Mức độ gây hại của alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen mà phụ thuộc vào điều kiện môi trường. (V) Đột biến thay thế một cặp nuclêotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 7 (Nhận biết): Hình sau là hình chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người Người mang bộ nhiễm sắc thể này A. mắc hội chứng Đao. B. mắc hội chứng Claiphentơ. C. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. D. mắc hội chứng Tócnơ. Câu 8 (Nhận biết): Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Sản phẩm tạo ra là CO2, H2O, ATP. B. Xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, O2 tích lũy nhiều, CO2 cạn kiệt C. Xảy ra ở nhóm thực vật C3 D. Tiêu hoa 30% - 50% sản phẩm quang hợp. Câu 9 (Nhận biết): Trong quang hợp ở thực vật, sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ADP, NADPH và CO2. B. ATP, NADPH và CO2. HOC24.VN 3 C. ATP, NADPH và O2. D. ADP, NADPH và O2. Câu 10 (Vận dụng): Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền II. Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co V. Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần VI. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử màu với nhau khi vận chuyển A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 11 (Nhận biết): Khi nói về sự phiên mã và dịch mã, các phát biểu nào sau đây đúng cả với tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtein. (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc biệt, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. A. (2) và (4). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (3). Câu 12 (Thông hiểu): Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). C. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 13 (Thông hiểu): Một loại động vật có 4 loại nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? I. AaaBbDdEe III. AbbDdEe V. AaBbbDdEe II. ABbde IV. AaBbDdEEe VI. AaBBbDddEe A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 14 (Thông hiểu): Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? A. 9 và 6. B. 4 và 12. C. 12 và 4. D. 9 và 12. Câu 15 (Nhận biết): Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai? A. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào. HOC24.VN 4 B. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình. D. Tốc độ máu chảy nhanh. Câu 16 (Thông hiểu): Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, hiệu sso giữa nuclêôtit loại A với 1 loại nuclêôtit khác bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch và có 150 nuclêôtit loại G. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 có G/T = 1/5 II. Mạch 1 của gen có 10% số nuclêôtit loại X III. Mạch 2 của gen có (A + X)/(G + T) = 3/2 IV. Mạch 2 có X/T = 2/3 A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 17 (Thông hiểu): Một gen cấu trúc có chiều dài 0,306μm, số nuclêôtit loại G chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G = 0,2535. Dạng đột biến xảy ra ở gen trên là A. thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T. B. thay thế 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T. C. thay thế 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - X. D. thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X. Câu 18 (Vận dụng): Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh và không xảy ra đột biến. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1: 375 cây quả đỏ : 125 cây quả vàng Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán đúng trong các dự đoán sau? (I) Kiểu gen của hai cây và chua tứ bội (P) là AAaa và Aaaa. (II) Ở F1 có 4 loại kiểu gen khác nhau (III) Trong số các cây cà chua quả đỏ ở F1, cây cà chua quả đỏ có kiểu gen Aaaa chiếm tỉ lệ 2/3. (IV) Khi cho các cây cà chua quả vàng ở F1 giao phấn với nhau thì đời lai thu được 100% cây quả vàng A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 19 (Vận dụng): Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt màu trắng. Cho các phép lai: (I) P: Aaa(2n + 1) x Aaa(2n + 1). (II) P: AAAa(4n) x Aaaa(4n). (III) P: Aaaa(4n) x Aaaa(4n) (IV) P: AAaa(4n) x AAaa(4n). (V) P: AAaa(4n) x Aaaa(4n) (VI) P: Aaa(2n + 1) x AAa(2n + 1) Biết rằng thể ba tạo ra giao tử n và n + 1 đều tham gia thụ tinh, thể tứ bội tạo giao tử 2n tham gia thụ tinh Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 11 cây hạt đỏ : 1 cây hạt màu trắng? HOC24.VN 5 A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 20 (Nhận biết): Hình sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nào? A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Mất đoạn NST. D. Lặp đoạn NST. Câu 21 (Thông hiểu): Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =24. Tế bào sinh dưỡng của thể không thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là A. 12. B. 10. C. 0. D. 22. Câu 22 (Nhận biết): Khi nói về thể dị đa đội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường. B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật. C. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa. D. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Câu 23 (Nhận biết): Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây không đóng vai trò làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm? A. tARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN. Câu 24 (Nhận biết): Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mang mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc. B. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. C. vùng khởi động, vùng vận hành, vùng kết thúc. D. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng kết thúc. Câu 25 (Nhận biết): Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp là A. không bào. B. ti thể. C. lục lạp. D. lưới nội chất. Câu 26 (Nhận biết): Trong hoạt động hô hấp, sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ A. sự vận động của các chi. B. sự tăng lên và hạ xuống của thềm miệng. C. sự vận động của toàn bộ hệ cơ. D. các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng Câu 27 (Thông hiểu): Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4 Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? HOC24.VN 6 I. Chu kì hoạt động của tim bắt đâu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung. II. Thời gian một chu kì tim là 0,0833s. III. Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung. IV. Thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là: 0,0729s và 0,0521s. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 28 (Nhận biết): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu đúng? (I) Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3' → 5' (II) Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. (III) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. (IV) Nhờ các enzim tháo xoắn và enzim ADN pôlimeraza, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. (V) Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác biệt với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ về các enzim tham gia và số lượng đơn vị nhân đôi A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 29 (Thông hiểu): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một thể đột biến bị mất đoạn ở 1 NST số 3, đảo đoạn ở 1 NST số 4, lặp đoạn ở 1 NST số 6. Khi giảm phân bình thường, tỉ lệ giao tử mang đột biến là A. 87,5%. B. 25%. C. 75,5% D. 12,5%. Câu 30 (Nhận biết): Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (I) Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước và hoạt động trao đổi chất của cây (II) Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao hơn (III) Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp. (IV) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất. (V) Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là nhược trương so với dung dịch đất. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 31 (Thông hiểu): Ở lúa, năng suất cần đạt là 65 tạ/ha. Biết rằng để thu hoạch 100kg thóc cần 1,6 kg nitơ, hệ số sử dụng nitơ trong đất là 67%, lượng nitơ còn tồn dư trong đất là 29 kg/ha. Nếu dùng đạm KNO3 đế bón cho lúa mùa thì cần bao nhiêu kg để đạt được năng suất trên? A. 21,5161kg. B. 17,4963kg. C. 910,7063kg. D. 1119,8365kg. Câu 32 (Nhận biết): Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là HOC24.VN 7 A. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'AGU5'. B. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'UGA5'. C. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AUG5'. D. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AGU5'. Câu 33 (Thông hiểu): Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn Ecoli, có bao nhiêu phát biểu đúng? (I) Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần opêron Lac (II) Vùng vận hành là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã (III) Khi môi trường không có Lactôzơ thì gen điều hòa không phiên mã (IV) Khi gen cấu trúc Z, Y phiên mã 11 lần thì gen cấu trúc A cũng phiên mã 11 lần A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 34 (Thông hiểu): Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: (1) AaaaBBBB x AaaaBBbb. (2) AaaaBBbb x AAAaBbbb (3) AAaaBBbb x AAAABBBb (4) AAAaBbbb x AAAABBBb (5) AAAaBBbb x Aaaabbbb (6) AAaaBBbb x AAaabbbb Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1? A. (1) và (5). B. (2) và (4). C. (2) và (5). D. (3) và (6). Câu 35 (Nhận biết): Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. Hô hấp bằng mang. C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp bằng mang và qua bề mặt cơ thế. Câu 36 (Nhận biết): Mức xoắn 1 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là A. crômatit. B. vùng xếp cuộn. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 37 (Thông hiểu): Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN (2) Tiều đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (3) Tiều đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiều đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 - tARN (aa1: axit amin gắn liền sau axit amin mở đầu) (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5'→ 3'. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1 Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là A. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). B. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). C. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). D. (2) → (3) → (1) → (4) → (6) → (5). Câu 38 (Nhận biết): Con đường thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá có đặc điểm là: HOC24.VN 8 A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. Câu 39 (Thông hiểu): Một loài sinh vật lưỡng bội có 14 nhóm gen liên kết. Giả sử có 5 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đột biến đa bội chẵn? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 40 (Vận dụng): Khi nói về quang hợp ở thực vật C4, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP. (2) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là AOA (3) Thời gian diễn ra cố định CO2 vào ban ngày (4) Thời gian cố định CO2 vào ban đêm (5) Xảy ra ở lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch (6) Xảy ra ở lục nạp tế bào mô giậu (7) Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP (8) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG A. (2), (4), (5), (7). B. (2), (4), (6), (7). C. (1), (3), (5), (8). D. (1), (3), (6), (8).
00:00:00