Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ NĂM 2018 Thời gian làm bài 50 phút Câu 1: Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương là A. nguyên nhân bùng nổ B. giai cấp lãnh đạo C. lực lượng tham gia D. mục tiêu đấu tranh Câu 2: Yếu tố khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939 là A. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương B. Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ VII. C. ở Đông Dương có Toàn quyền mới. D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp Câu 3: Thách thức lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra cho Việt Nam là gì? A. Sự chi phối của các công ty đa quốc gia. B. Sự chênh lệch về trình độ. C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế D. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế. Câu 4: Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực B. Chuyển biến về kinh tế dẫn tới những tác động xấu về mặt xã hội C. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế. D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Câu 5: Từ sau cuộc tấn công Gia Định (2-1859), thực dân Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch A. “đánh nhanh thắng nhanh”. B. “đánh chắc, chắc thắng thì đánh”. C. “chinh phục từng gói nhỏ”. D. “đánh lâu dài”. Câu 6: Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxiki (1975) là A. khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia. B. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật. C. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội D. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa nhiều nước. Câu 7: Sự kiện nào được gọi là bước ngoặt trong phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. Chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách tiến bộ tại Nghệ An, Hà Tĩnh B. Cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nhân ngày Quốc tế lao động 1-5. C. Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã tại Nghệ An, Hà Tĩnh D. Những cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh Câu 8: Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng dựa trên cơ sở A. lực lượng vũ trang hoạt động mạnh B. lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. C. các đội du kích địa phương hoạt động mạnh D. lực lượng dân quân tự vệ phát triển mạnh Câu 9: Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, thực dân Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam? A. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn B. Tiến hành trao đổi sản phẩm thủ công Pháp C. truyền bá đạo Thiên chúa D. đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam Câu 10: Kẻ thù nào dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai? A. Việt Quốc, Việt Cách B. Quân Trung Hoa Dân quốc C. Đế quốc Anh D. Phát xít Nhật. Câu 11: So với cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản, cải cách Rama V (thế kỉ XIX) ở Xiêm chú trọng nhất lĩnh vực A. ngoại giao B. giáo dục C. kinh tế D. chính trị. Câu 12: Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918), bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn cuộc chiến tranh là A. kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế B. biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình C. đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. D. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. Câu 13: Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991). B. nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991). C. chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975). D. nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Câu 14: Cho bảng dữ liệu sau: Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (I) với sự kiện ở cột (II) cho phù hợp A. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – D B. 1 – d, 2 – b, 3 – c, 4 – A C. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – D D. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – A. Câu 15: Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. cứu nước và cứu dân B. chống phong kiến để mưu cầu độc lập dân tộc C. chống Pháp để mưu cầu độc lập dân tộc. D. chủ trương Duy tân để chống Pháp Câu 16: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 – 1930) cho cách mạng Việt Nam là A. phải tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân B. phải biết chờ thời cơ chín muồi C. có đường lối lãnh đạo đúng đắn D. có sự chuẩn bị đúng đắn Câu 17: Cho các dữ kiện sau: 1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. 2. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. 3. Đức tấn công Liên Xô. 4. Hội nghị Ianta. Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian A. 3 – 2 – 4 – 1 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 3 – 1 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2. Câu 18: Nội dung nào trong quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) về Nhật Bản đã ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay? A. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin (trước đó do Nhật Bản chiếm đóng). B. Nhật Bản trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh. C. Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên D. Khôi phục quyền lợi Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) vốn bị Nhật Bản chiếm đóng. Câu 19: Từ phong trào dân chủ 1936 – 1939, bài học nào còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? A. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. B. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào cách mạng nước ta D. Sự linh hoạt trong các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao Câu 20: Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. đấu tranh ngoại giao B. đấu tranh chính trị C. đấu tranh vũ trang D. khởi nghĩa từng phần. Câu 21: Ý dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động có địa vị kinh tế cao. B. Thành lập sau khi đã trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, hoàn thành khôi phục kinh tế, có nhu cầu liên minh, hợp tác C. Khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước. D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối từ các cường quốc lớn bên ngoài Câu 22: Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc A. ngăn cản, đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới B. lối kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ. C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới. D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian này. Câu 23: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm gì tương đồng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914)? A. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng B. Pháp chỉ chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ C. Hạn chế phát triển công nghiệp nặng. D. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Câu 24: Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là A. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. D. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Câu 25: Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tiếp diễn như thế nào? A. Hoàn toàn chấm dứt. B. Dần dần lặng xuống C. Phát triển sôi nổi, mạnh mẽ hơn D. Bùng nổ lẻ tẻ, yếu ớt Câu 26: Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng nào giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới? A. “cách mạng chất xám”. B. “cách mạng xanh” trong nông nghiệp C. cách mạng công nghiệp D. cách mạng khoa học – công nghệ Câu 27: Khác với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 diễn ra theo hình thái A. bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm B. nổ ra đồng thời trên cả nước, bất kể nông thôn hay thành thị C. kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị D. bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị. Câu 28: Phong trào vô sản hóa (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thực hiện tốt vai trò nào? A. Tổ chức nhân dân tập dượt đấu tranh. B. Kết hợp phong trào công nhân với phong trào yêu nước C. Tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. D. Đưa một số hội viên ưu tú đi đào tạo tiếp ở Liên Xô Câu 29: Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới? A.Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa C. Thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp D. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Câu 30: Lực lượng vũ trang ba thứ quân được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) gồm A. bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, pháo binh B. pháo binh, công binh, bộ binh C. bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong, dân quân du kích D. bộ dội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích Câu 31: Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Mặt trận Liên Việt B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương C. Mặt trận Việt Minh D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Câu 32: Cho các dư liệu sau: 1. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 2. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam. 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. Hãy sắp xếp các dữ kiện trên cho đúng với trình tự thời gian A. 1 – 3 – 2. B. 1 – 2 – 3 C. 3 – 2 – 1 D. 2 – 3 – 1 Câu 33: Kế hoach quân sự mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ là A. kế hoạch Mác san. B. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi C. Kế hoạch Nava D. Kế hoạch Rove Câu 34: Chiến thuật của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) la gì? A. Phục kích, tập kích B. Phục kích và tấn công C. Khiêu chiến, bao vây D. Bao vây, tiêu diệt Câu 35: Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 ở Việt Nam là gì? A. Đẩy lùi nạn thất học, mù chữ trong nhân dân B. Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất C. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng D. Thực hiện khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. Câu 36: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), khuynh hướng cách mạng vô sản từng bước thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam vì: A. giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam B. là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử C. đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân D. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời Câu 37: Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là A. hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt B. hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc C. vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến. D. sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô Câu 38: Cho dữ liệu sau: “Cuộc ...(1) đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc ..(2) lớn nhất thế giới” (Trích SGK Lịch sử 12 NXBGD 2008,tr.34). Hãy chọn đáp án đúng nhất để hoàn thiện phần còn thiếu trong đoạn dữ liệu trên. A. (1) – “cách mạng chất xám”, (2) – sản xuất phần mềm B. (1) – “cách mạng chất xám”, (2) – sản xuất máy bay C. (1) – “cách mạng xanh”, (2) – sản xuất gạo. D. (1) – “ cách mạng trắng”, (2) – sản xuất sữa Câu 39: Tinh thần yêu chuộng hòa bình trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu ranh bảo vệ chủ quyền trên biển đảo hiện nay? A. Đàm phán, chia sẻ quyền lợi B. Nhân nhượng một số quyền lợi. C. Chấp nhận đánh đổi một phần chủ quyền biển đảo D. Đấu tranh hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế Câu 40: Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do A. xu thế đối đầu của các cường quốc trong trật tự hai cực Ianta B. lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp, Mĩ. C. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước D. quân viễn chinh Pháp chưa thất bại hoàn toàn ở chiến trường Việt Nam
00:00:00