Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/5 - Mã đề thi 004 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHÈN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I – 2017 BÀI THI KHXH - MÔN: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:............................................................. Số báo danh: ....................................................... Câu 1: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý? A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi. Câu 2: Khẳng định nào dưới đây thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau. B. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo. C. Công dân phải bảo vệ tôn giáo của mình. D. Công dân chỉ cần tôn trọng tôn giáo của mình. Câu 3: Trong buổi đi dã ngoại do nhà trường tổ chức, Nam 14 tuổi nghịch ngợm bẻ gãy một số cây cảnh và làm đổ một số hiện vật ở nơi đến thăm quan nên Ban quản lý di tích yêu cầu phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về A. bố mẹ hoặc người giám hộ của Nam. B. Ban quản lý di tích. C. Nam phải bồi thường. D. nhà trường phải bồi thường. Câu 4: Vi phạm dân sự là hành vi : A. Xâm phạm các quan hệ sở hửu. B. Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. Xâm phạm các quan hệ nhân thân. D. Xâm hại các quan hệ tài sản. Câu 5: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, có nghĩa là công dân đã A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội. Câu 7: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ gián tiếp. Câu 8: Tuổi được giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật? A. từ đủ 17 tuổi. B. từ đủ 18 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi. Câu 9: Công ty H xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Mục đích của việc này là: A. Đảm bảo an toàn trong sản xuât – kinh doanh. B. Bảo vệ môi trường sản xuất – kinh doanh của công ty. C. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất - kinh doanh. D. Bảo vệ nguồn nước trong sạch của công ty. Câu 10: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có điểm gì khác với chủ thể của các hình thức còn lại? A. Chủ động căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt. B. Bắt buộc thực hiện theo những quy định của pháp luật. C. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình mà không bị ép buộc. D. Thực hiện một cách thụ động những quy định của pháp luật. Mã đề thi Trang 2/5 - Mã đề thi 004 Câu 11: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân được thể hiện A. qua việc ban hành pháp luật. B. qua việc xây dựng bộ máy các cơ quan nhà nước về bảo vệ pháp luật. C. qua việc ban hành pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước và kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân. D. qua việc nghiêm khắc trừng trị các tội xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân. Câu 12: Quyền tự do ngôn luận của công dân có nghĩa là A. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. B. Công dân có quyền tự do phát biểu ở bất kì nơi nào C. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến tại các cuộc họp D. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng Câu 13: Pháp luật quy định trong những người dưới đây, ai có quyền thẩm quyền giải quyết khiếu nại? A. Trưởng công an tỉnh. B. Bí thư tỉnh ủy. C. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh. D. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 14: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là để A. Bảo đảm ổn định trật tự xã hội, phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội B. Phát triển kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh. C. Duy trì và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. D. Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân Câu 15: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người A. từ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ 15 tuổi trở lên. Câu 16: Quyền ứng cử của công dân được hiểu là A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ các điều kiện pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. B. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi. C. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu quốc hội ở nhiều nơi D. Công dân đủ 21 tuổi trở lên có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền ứng cử Đại biểu Quốc hội ở một nơi. Câu 17: Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong A. gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. B. nâng cao dân trí giữa các dân tộc. C. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế. D. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Câu 18: Qui tắc đạo đức nào dưới đây được ghi nhận thành Quy phạm pháp luật? A. Kính trên nhường dưới. B. Chị ngã, em nâng. C. Lá lành đùm lá rách. D. Con cái phải kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ Câu 19: Trường hợp nào dưới đây là vi phạm quyền bầu cử của công dân? A. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu. B. Một người bỏ phiếu hộ nhiều người khác. C. Người tàn tật không tự bỏ phiếu được nên nhờ người khác bỏ phiếu. D. Cử tri ốm đau không đi bỏ phiếu được phải bỏ tại nhà. Câu 20: Ông Ân không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này ông Ân đã A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 21: Một lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và lặng lẽ làm như các vị khách khác. Lúc đi về, xe đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, sợ phải dừng lâu, đồng chí bảo vệ định đề nghị anh cảnh sát giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác ngăn lại và nói: Trang 3/5 - Mã đề thi 004 Không được bắt Pháp luật dành quyền ưu tiên cho mình. (Bài đọc thêm- SGK- GDCD 12). Theo em, việc làm của Bác thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về quyền. D. Bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Câu 22: Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền bầu cử và ứng cử. D. Quyền khiếu nại, tố cáo. Câu 23: Vào giờ tan học, bốn học sinh đi vào đường ngược chiều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Hai bạn lớp 10 (15 tuổi) bị nhắc nhở. Nhưng 2 bạn lớp 12 thì vừa bị nhắc nhở, vừa bị phạt tiền. Dựa trên kiến thức pháp luật đã học em thấy chú cảnh sát xử phạt như vậy là A. không đúng vì cùng là học sinh, cùng một lỗi vi phạm thì phải bị xử phạt như nhau. B. không trái nguyên tắc vì pháp luật quy định không xử phạt tiền với người dưới 16 tuổi. C. trái nguyên tắc vì pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng. D. đúng vì trong mọi trường hợp vi phạm, cứ lớn hơn thì chịu phạt nặng hơn. Câu 24: Đọc thông tin sau: “người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử, người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạnkhác làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự” (theo điều 95 Luật bầu cử Quốc hội 2015) Điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật qua thông tin trên? A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính độc lập tương đối. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 25: Ơ phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào A. Tập trung dân chủ. B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra C. Quyền lực tối cao. D. Dân chủ công khai Câu 26: Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí? A. Nhà nước và toàn xã hội. B. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể. C. Mọi công dân và các tổ chức. D. Các công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ. Câu 27: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự..., là hình thức: A. Không làm những điều pháp luật cấm. B. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. C. Thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật. D. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý. Câu 28: Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên nào đó là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền ứng cử. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền bầu cử. D. Quyền tự do cá nhân. Câu 29: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì bị xử lí vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính hiện đại của pháp luật. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 30: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được A. cá nhân và tổ chức trong xã hội tuân theo. B. ban hành trên quy mô toàn xã hội C. thi hành và tuân thủ trong thực tế. D. công dân chủ động, tự giác thực hiện Câu 31: Chỉ ra sự cần thiết của pháp luật đối với mỗi người và đối với toàn xã hội? A. Làm cho quyền con người trở thành ý chí và mục tiêu của xã hội Trang 4/5 - Mã đề thi 004 B. Đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, xã hội ổn định và phát triển. D. Đem hạnh phúc, bình yên cho mọi người trong xã hội. Câu 32: Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình giải quyết các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung dân chủ A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ gián tiếp. Câu 33: Trong giờ GDCD ở lớp 12C, một nhóm HS được giao thảo luận về: Nhà nước làm gì để quản lí xã hội bằng pháp luật? Các bạn tranh luận rất sôi nổi: - Hoàng nói: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì trước hết nhà nước phải ban hành pháp luật. - Hưng cho rằng: Pháp luật do nhà nước ban hành nên đương nhiên nó sẽ được thực hiện trong xã hội đâu cần phải làm gì nữa. - Hoài nói: Nhà nước muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì phải tổ chức để nhân dân thực hiện. - Hoa có ý kiến: Kiểm tra giám sát kĩ việc thực hiện pháp luật sẽ giúp nhà nước quản lí xã hội hiệu quả. Theo em các bạn nào nói đúng? A. Hoàng, Hưng, Hoa. B. Hưng, Hoài, Hoa. C. Hoàng, Hoa, Hoài. D. Hoa, Hoàng, Hưng Câu 34: Nội dung của tất cả các loại văn bản pháp luật phải phù hợp với 1 loại văn bản nào dưới đây? A. Hiến pháp. B. Pháp lệnh. C. Luật. D. Lệnh. Câu 35: Chị H là giáo viên hợp đồng tại trường Tiểu học X. Do có việc cá nhân nên chị đã viết đơn xin nghỉ việc 1 thời gian, sau đó chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động từ phía nhà trường với lí do là đã bố trí đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó và muốn khiếu nại. Chị H phải gửi đơn đến A. Chủ tịch Ủy ban nhân xã. B. Hiệu trưởng trường tiểu học X. C. Trưởng phòng giáo dục huyện. D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Câu 36: “Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện: A. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ. B. Quyền bình đẳng trong lao động. C. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Câu 37: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền A. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. B. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. C. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. D. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Câu 38: Tài sản nào dưới đây phải đăng ký quyền sở hữu của cả vợ và chồng A. Tất cả tài sản trong gia đình. B. Tài sản chung mà pháp luật quy định. C. Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung. D. Tất cả tài sản do vợ hoặc chồng làm ra. Câu 39: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. B. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. C. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Câu 40: Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là: A. Có việc làm ổn định. B. Có vị trí đứng trong xã hội. C. Bắt đầu có thu nhập. D. Xác lập được một quan hệ xã hôi do pháp luật điều chỉnh. ----------- HẾT ----------
00:00:00