Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/4 SỞ GD&ĐT BẮC NINH Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Đề thi gồm 04 trang) ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước A. quản lý xã hội. B. bảo vệ đất nước. C. bảo vệ quyền lợi của các giai cấp. D. bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Câu 2. Cơ sở để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Tính quy phạm chung. B. Tính bắt buộc chung. C. Tính quyền lực. D. Tính quyền lực và bắt buộc chung. Câu 3. Thực hiện pháp luật là hoạt động có A. nguyên tắc. B. mục đích. C. mục tiêu. D. kế hoạch. Câu 4. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến A. các quan hệ đạo đức được pháp luật bảo vệ. B. các quan hệ giữa các công dân được pháp luật bảo vệ. C. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. các quan hệ kinh tế được pháp luật bảo vệ. Câu 5. Hình thức xử phạt nào dưới đây là hình thức xử lý vi phạm hành chính? A. Phạt tù, phạt tiền. B. Phạt tiền, cảnh cáo. C. Phạt tù, cảnh cáo. D. Phạt tiền, tạm giam. Câu 6. Hành động cảnh sát giao thông xử lý các trường hợp vượt đèn đỏ của người dân thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ như thế nào với nhau? A. Tách rời nhau. B. Độc lập với nhau. C. Không tách rời nhau. D. Luôn gắn liền với nhau. Câu 8. Mọi công dân không phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Nghĩa là A. công dân bình đẳng trước pháp luật. B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. công dân bình đẳng trước Nhà nước. Câu 9. Hành vi sản xuất hàng nhái, hàng giả là hành vi vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 10. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. B. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. C. mọi công dân đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. D. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau, không phân biệt nam nữ. Câu 11. Người nào dưới đây sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm hàn chính do cố ý A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. C. từ đủ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. D. từ 14 tuổi đến 16 tuổi. Câu 12. Bạn A mượn điện thoại của bạn B. Khi có tin nhắn đến bạn A đã đọc và không nói lại cho bạn B. Hành động của bạn A đã vi phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. B. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Trang 2/4 Câu 13. Hợp đồng lao động có ý nghĩa gì? A. Cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. B. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. C. Đảm bảo sự công bằng cho người lao động và người sử dụng lao động. D. Giàng buộc lợi ích và trách nhiệm của hai bên. Câu 14. Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức nào? A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ tập trung và dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tập trung. D. Dân chủ tập trung và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 15. Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mỗi người phụ thuộc vào điều gì? A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. B. Khả năng, thành phần và địa vị xã hội của mỗi người. C. Khả năng, kinh tế và địa vị xã hội của mỗi người. D. Khả năng, hiểu biết và điều kiện của mỗi người. Câu 16. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? A. Phổ thông, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. Phổ thông, dân chủ, gián tiếp và bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 17. Người nào sau đây vẫn được phép tham gia bầu cử? A. Người bị tước quyền công dân theo quyết định của Tòa đã có hiệu lực. B. Người đang bị phạt tù. C. Người đang bị tạm giam. D. Người bị mất năng lực hành vi dân sự. Câu 18. Quyền học tập của công dân nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. B. mọi công dân đều có quyền học tập giống nhau, có thể tự do lựa chọn bất cứ ngành nghề nào để học. C. mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế, được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho việc học tập. D. mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để học tập, phát huy tính sáng tạo của công dân. Câu 19. Anh D bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc họp Hội đồng nhân dân. Như vậy anh A đã thực hiện: A. nghĩa vụ xây dựng và bảo bệ đất nước. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền tự do báo chí. D. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 20. Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của pháp luật được thể hiện ở sự tác động của nó tới A. cơ cấu nền kinh tế. B. quá trình tăng trưởng kinh tế. C. chính sách phát triển kinh tế. D. vốn đầu tư. Câu 21. Tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội? A. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội. B. Vì pháp luật do mọi người trong xã hội thực hiện. C. Vì pháp luật ra đời nhằm phát triển xã hội. D. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 22. Anh K và chị L đang chờ tòa giải quyết ly hôn. Nhưng trong giai đoạn này, anh K đã chung sống như vợ chồng với chị C. Trong trường hợp này, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? A. Anh K và chị L. B. Chị L và chị C. C. Chỉ mình chị C. D. Anh K và chị C. Câu 23. Khi nào người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Người lao động nghỉ phép năm. B. Người lao động nghỉ theo chế độ thai sản. C. Người lao động nghỉ không báo cáo. D. Người lao động kết hôn. Trang 3/4 Câu 24. Nhà nước ban hành các quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ. Điều này góp phần thực hiện chính sách A. bình đẳng giới. B. an sinh xã hội. C. đoàn kết dân tộc. D. tương thân tương ái. Câu 25. Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 26. Bạn A đánh bạn B khiến bạn B phải nhập viện. Hành động của bạn A là hành vi vi phạm A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 27. Việc mọi người đi nghe giảng đạo tại nhà thờ hoặc chùa được coi là A. hoạt động tín ngưỡng. B. hoạt động tôn giáo. C. hoạt động mê tín dị đoan. D. hoạt động truyền giáo. Câu 28. Cha mẹ đối với con cái không được A. chăm lo việc học của con cái. B. phân biệt đối xử giữa các con. C. bảo vệ quyền lợi của các con. D. tôn trọng ý kiến của các con. Câu 29. Anh T theo đạo X, chị H theo đạo Z. Khi hai anh chị lấy nhau thì A. chị H phải bỏ đạo Z để theo đạo X vì lấy chồng phải theo chồng. B. anh T phải bỏ đạo X để theo đạo Z như thế mới thể hiện anh yêu vợ. C. cả hai vẫn theo đạo của mình, hai người phải tôn trọng tôn giáo của nhau. D. anh T và chị H sẽ bỏ đạo để vợ chồng hòa thuận, không xảy ra mâu thuẫn tôn giáo. Câu 30. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 31. Khi bán nhà chung của hai vợ chồng, anh T đã không hỏi ý kiến của vợ. Như vậy anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. kinh tế. D. tình cảm. Câu 32. Bé A năm nay học lớp 1. Một hôm, đi học về mẹ thấy bé cầm chiếc bút lạ. Nếu là mẹ của bé A bạn sẽ làm gì? A. Gọi A lại và mắng vì A lấy bút của bạn. B. Khuyến khích A lần sau cứ làm vậy để tiết kiệm cho bố mẹ. C. Hỏi A vì sao có chiếc bút và cư xử nhẹ nhàng sau khi nghe bé nói. D. Đánh A vì chắc chắn A đã lấy đồ của bạn, điều này làm mất thể diện của bố mẹ. Câu 33. Hoạt động nào sau đây thể hiện hoạt động tín ngưỡng? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Xem bói. C. Đốt vía. D. Rút quẻ đầu năm. Câu 34. Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong A. Hiến pháp và các chính sách phát triển kinh tế. B. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. C. Hiến pháp và các văn bản, nghị quyết. D. Hiến pháp và các văn kiện Đại hội. Câu 35. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không được phép bắt người? A. Ông A nghi ngờ ông C ăn trộm tiền của mình vì hôm nay ông C sang nhà ông A chơi. B. Anh T phát hiện anh Y là tội phạm đang bị truy nã. C. Chị L nhìn thấy anh Q đang thực hiện hành vi trộm cắp xe máy. D. Anh B vừa lấy cắp được chiếc điện thoại của anh D thì bị phát hiện. Câu 36. Anh T bị công ty X cho nghỉ mà không nói rõ lý do. Để đòi lại quyền lợi của mình, anh T cần căn cứ vào quyền A. dân chủ. B. tố cáo. C. khiếu nại. D. lao động. Trang 4/4 Câu 37. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào? A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, tự nguyện. B. Dân chủ, công bằng, tự giác, tự nguyện. C. Bình đẳng, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, tự giác. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 38. Bạn H phát hiện ra nơi các con nghiện thường xuyên tụ tập và báo cho cơ quan chức năng. Như vậy, bạn H đã thực hiện quyền gì của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tố cáo. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền bình đẳng. Câu 39. Không có pháp luật xã hội sẽ: A. Công bằng, bình đẳng. B. Dân chủ, văn minh. C. Tồn tại và phát triển mạnh mẽ. D. Mất trật tự, ổn định. Câu 40. Trên đoạn đường từ nơi làm việc về nhà, anh V gặp một người bị tai nạn đang nguy hiểm tới tính mạng nằm trên đường, nhưng anh V đi qua và không giúp. Như vậy anh V sẽ A. bị xã hội lên án. B. lương tâm cắn dứt. C. phải chịu trách nhiệm hình sự. D. bị lên án về đạo đức. ----- Hết -----
00:00:00