Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. (6 điểm) Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt viết: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” Câu 1. Chép chính xác bảy câu câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2. Câu thơ cuối của đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu của nghệ thuật của câu thơ đó. Câu 3. Trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân, chỉ rõ) PHẦN II. (4 điểm) Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: “- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” (SGK Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.” Thuộc kiểu câu nào? Câu 3. Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên rằng: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.”? Câu 4. Từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi. ---------Hết---------
00:00:00