Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊM TRA HỌC KỲ I Năm học 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Ngữ Văn – lớp 9 Ngày 11/12/2018 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. (6 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) “Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Trích SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017) 1. Đoạn trích trên nằm trong tình huống truyện nào của tác phẩm? 2. Câu nói của bé Thu: “Vô ăn cơm!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 3. Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba”? Việc bé Thu nhất quyết không chịu nhận ba cho em hiểu gì về nhân vật này? 4. Với hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm của ông Sáu với con khi ở khu căn cứ. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động. (Gạch chân và chú thích rõ). PHẦN II. (4 điểm) Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơ thật ấn tượng: - “Không có kính ừ thì có bụi.” - “Không có kính ừ thì ướt áo.” (Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2017) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 2. Việc lặp lại các cụm từ “không có kính”, “ừ thì” trong những câu thơ trên có tác dụng gì? 3. Từ hiểu biết về tác phẩm và thực tế, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về nghị lực vượt khó của mỗi người trong cuộc sống. ----------------------Hết--------------------- Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
00:00:00