Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ 1 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: TẠI SAO CHÚNG TA NÊN HỌC CÁCH IM LẶNG NHIỀU HƠN? Biết cách lắng nghe là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn trỏ thành một người gian tiếp giỏi. Tuy nhiên, lắng nghe thôi chưa đủ, bạn cũng cần học cách im lặng. Im lặng không có nghĩa là không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng không có nghĩa là thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ hơn về nguyên nhân – hậu quả và quan trọng hơn, im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện. Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một lời nói hoa mỹ, có cánh. Nói hay im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người và chỉ sử dụng khi cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, gươm chưa dùng thì để trong bao. Im lặng là diệu kế khi lời nói không có tác dụng hoặc phản tác dụng. Nếu dùng sai thì im lặng có thể là tai họa. Đó chính là giá trị của sự im lặng và “nghệ thuật” của sự im lặng. Giữ im lặng có thể có sức mạnh ngang bằng với những lời bạn muốn nói, giống như là khi một cái ôm có giá trị hơn rất nhiều so với câu “Chia buồn cho sự mất mát của bạn”. Một thời điểm khác khi ban không chắc chắn phải nói điều gì. Nếu bạn cảm thấy bối rối khi cảm xúc của riêng bạn đang hướng tới một vấn đề nào đó, tốt nhất là hãy im lặng cho tới khi bạn cảm thấy chắn chắn hơn bởi vì có nhiều rủi ro xảy ra hơn khi bộc lộ những cái sai hoặc những cảm xúc thái quá. Một thời điểm khác nữa mà bạn tốt nhất nên im lặng là khi có ai đó chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa. Hãy để cho họ cảm thấy được lắng nghe bằng cử chỉ gật đầu im lặng và ánh mắt chia sẻ. Sự im lặng có thể là người bạn tốt trong những cuộc đàm phán. Nói phần của bạn, sau đó, im lặng để người khác đi tới kết luận của riêng họ. Sự im lặng của bạn cho thấy bạn tin về những gì bạn đã nói và bạn đủ tôn trọng người đối diện để nghe những điều họ nói. Cuối cùng, im lặng là vàng khi bạn không muốn dính vào một cuộc tranh cãi ngớ ngẩn. Vì những chuyện cãi nhau sẽ không bao giờ được giải quyết, một người phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. (Nguồn Internet, 7/2016) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 2 (1,0 điểm): Theo tác giả trong bài viết, chúng ta phải lặng im khi nào? Câu 3 (1,0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm “Im lặng là vàng khi bạn không muốn dính vào một cuộc tranh cãi ngớ ngẩn” hay không? Vì sao? Câu 4 (2,5 điểm): Theo quan điểm của em: Giữa im lặng và lắng nghe, em thấy trong cuộc sống điều nào quan trọng hơn. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bàu quan điểm của mình. PHẦN II. LÀM VĂN (5 điểm) Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương, trong sách Văn học trung đại Việt Nam, GS.TS Lê Trí Viễn có viết: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường”. Hãy phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương để làm sáng tỏ nhận định trên. -------------HẾT--------------
00:00:00