Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT … TRƯỜNG … ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN … Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài:120 phút ĐỀ SỐ 11 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khá năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. (2) Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, trong Tuyến tập Đặng Thai Mai, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984). Câu 1: Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích trên? . Câu 2: Đoạn trích trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? . Câu 3: Đoạn (2) có những phép liên kết nào? Nêu tác dụng của các phép liên kết đó trong việc thể hiện nội dung chủ đạo của đoạn văn. . Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): “Người mình cũng ít công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hoá cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Châu Á ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ. Nếu có thì ráng moi móc chê bai nhau cho được, dù chỉ là một lỗi nhỏ xíu”. (Tony Buổi sáng - nguồn https://www.facebook.com/TonyBuoiSang) Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về căn bệnh đố kị được đề cập đến trong đoạn trích trên. Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề nhận đường, tìm đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Anh/chị hãy so sánh hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và nhân vật Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú.
00:00:00