Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2017 – ĐỀ SỐ 04 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp: A. nhân dân lao động B. giai cấp cầm quyền C. giai cấp tiến bộ D. giai cấp công nhân. Câu 2: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục B. đạo đức C. pháp luật D. kế hoạch Câu 3: Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm B. không cho phép làm C. quy định D. quy định phải làm Câu 4 : Các tổ chứ c cá nhân chủ đôṇ g thưc hiên quyền (những viêc đươc làm) là: A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 5: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã: A. Không sử dụng pháp luật. B. Không thi hành pháp luật. C. Không tuân thủ pháp luật. D. Không áp dụng pháp luật. Câu 6: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến A. quy tắc quản lí của nhà nước B. quy tắc kỉ luật lao động C. quy tắc quản lí xã hội D. nguyên tắc quản lí hành chính Câu 7 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 8: Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm: A. Hình sự B. Hành chính C. Dân sự D. Kỉ luật Câu 9: Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ? A. Vi phạm luật hành chính B. Vi phạm luật dân sự C. Vi phạm kỉ luật D. Vi phạm luật hình sự Câu 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong: A. Hiến pháp B. Hiến pháp và luật C. Luật hiến pháp D. Luật và chính sách Câu 11: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 12: Công dân bình đẳng về ……….. Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước …và xã hội theo qui định của PL. A. quyền và trách nhiệm- Nhân dân B. trách nhiệm và nghĩa vụ -pháp luật C. quyền và nghĩa vụ -Nhà nước D. nghĩa vụ pháp lí- Cộng đồng HOC24.VN 2 Câu 13: Điều nào sau đây không phải là mục dích của hôn nhân: A. Xây dựng gia dình hạnh phúc B. Củng cố tình yêu lứa đôi C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Câu 14: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì: A. Hôn nhân B. Hòa giải C. Li hôn D. Li thân. Câu 15: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động: A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Câu 16: Chủ thể của hợp đồng lao động là: A. Người lao động và đại diện người lao động. B. Người lao động và người sử dụng lao động. C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động. D. Tất cả phương án trên. Câu 17: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là: A. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. B. Bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa. C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. D. Tất cả các phương án trên. Câu 18: Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây? A. Luât lao động B. Luật thuế thu nhập cá nhân C. Luật dân sự D. Luật sở hữu trí tuệ. Câu 19. Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ: A. 18 tuổi B. 15 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi Câu 20: Khi việc kết hôn trái PL bị hủy thì 2 bên nam, nữ phải......quan hệ như vợ chồng. A. Duy trì B. Chấm dứt C. Tạm hoãn D. Tạm dừng Câu 21: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc: A. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng C. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số Câu 22: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là: A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển HOC24.VN 3 D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ Câu 23: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt. B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội. C. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. D. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án. Câu 24: Nghi ngờ ông A lấy tiền của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây: A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền nhân thân của công dân C. Quyền bí mật thư tìn, điện thoại, điện tín D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân Câu 25 : Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là : A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 19 tuổi trở lên. C. Đủ 20 tuổi trở lên. D. Đủ 21 tuổi trở lên. Câu 26: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là: A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân. C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế. D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. Câu 27: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là A. Hình thức dân chủ trực tiếp B. Hình thức dân chủ gián tiếp C. Hình thức dân chủ tập trung D. Hình thức dân chủ đại diện Câu 28: Hiến pháp 1992 qui định mọi công dân A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử Câu 29: Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở A. Phạm vi cả nước B. Phạm vi cơ sở C. Phạm vi địa phương D. Phạm vi cơ sở và địa phương Câu 30: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là: A. Từ 18 đến 27 tuổi. B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi. C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 31: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực: A. Môi trường B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quốc phòng an ninh Câu 32: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Điều lệ Ngân hàng cổ phần Nam Á. B. Nội quy Công ty may Việt Tiến. C. Luật doanh nghiệp. D. Điều lệ của Công đoàn. Câu 33: Ông T đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc HOC24.VN 4 ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông T đã A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh. B. thúc đẩy kinh doanh phát triển. C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh. Câu 34: Vi phạm hình sự là những A. hành vi nguy hiểm cho xã hội. B. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. C. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 35: Trước hành vi thực hiện pháp luật và hành vi không tuân thủ pháp luật của những người xung quanh, em cần có biểu hiện: A. Nhìn mọi người xử sự theo từng hoàn cảnh. B. Tập trung vào việc của mình, ai có việc thì làm. C. Không tỏ rõ thái độ đối với từng tình huống. D. Ủng hộ, đồng tình việc làm đúng, phê phán với các hành vi không tuân thủ pháp luật. Câu 36: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước nhằm: A. điều chỉnh các quan hệ xã hội. B. quản lí kinh tế. C. đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. D. trợ giúp pháp lí cho nhân dân. Câu 37: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có điểm gì khác với chủ thể của các hình thức còn lại? A. Bắt buộc thực hiện theo những quy định của pháp luật. B. hiện một cách thụ động những quy định của pháp luật. C. Chủ động căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt. D. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình mà không bị ép buộc. Câu 38: Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng pháp luật như là một phương tiện A. duy nhất. B. tuyệt vời nhất. C. tốt nhất. D. hữu hiệu nhất. Câu 39: Anh Tuấn săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh Tuấn đã A. không thi hành pháp luật. B. không sử dụng pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 40: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được A. thực hiện trong đời sống. B. áp dụng trong cuộc sống. C. thi hành và tuân thủ trong thực tế. D. cá nhân và tổ chức trong xã hội tuân theo. ---------- HẾT ----------
00:00:00