Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2017 – ĐỀ SỐ 02 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của A. cán bộ công chức Nhà nước. B. giai cấp công nhân và nhân dân lao động. C. Nhà nước. D. giai cấp công nhân. Câu 2: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền và lợi ích tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. Câu 3: Hành vi vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào? A. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. D. Xâm hại đến quyền và nghĩa vụ của người khác. Câu 4: Em hãy chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Nội quy trường, lớp. B. Điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. C. Hương ước của khu dân cư. D. Luật Giao thông đường bộ. Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quy tắc quản lí nhà nước. C. các quan hệ lao động, công vụ của nhà nước. D. các quan hệ hôn nhân và gia đình. Câu 6: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì: A. Vi phạm pháp luật hình sự. B. Vi phạn pháp luật hành chính. C. Bị xử phạt vi phạm hành chín D. Bị xử phạt vi phạm hình sự. Câu 7: Những hành vi nào sau đây được coi là tham nhũng? A. Tham ô tài sản, nhận hối lộ, nhũng nhiễu vì vụ lợi cá nhân. B. Nhận hối lộ, nhũng nhiễu vì vụ lợi, nhận lương. C. Nhũng nhiễu vì vụ lợi, cửa quyền. D. Nhận tiền làm thêm, nhận hối lộ. Câu 8: Anh A mua hàng của công ty H nhưng không trả tiền đầy đủ theo đúng thời gian đã thoả thuận trong bản hợp đồng. Vậy anh A đã vi phạm A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 9: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân đựơc hiểu là A. Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ HOC24.VN 2 B. Là bình đẳng về việc thực hiện quyền. C. Là bình đẳng về làm nghĩa vụ. D. Là bình đẳng theo quy định của pháp luật. Câu 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong A. Hiến pháp. B. Luật và chính sách. C. Hiến pháp và luật. D. Luật. Câu 11: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí A. như nhau. B. bằng nhau. C. ngang nhau. D. khác nhau. Câu 12: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được pháp luật quy định là A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau. B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật. C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật. D. công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 13: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? A. Nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi trở lên. B. Nữ từ 18, nam từ 20 tuổi trở lên. C. Nữ từ 19, nam từ 20 tuổi trở lên. D. Nữ từ đủ 19, nam từ đủ 21 tuổi trở lên. Câu 14: Biểu hiện của bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình là A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hoá gia đình. B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú. C. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái. D. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Câu 15: Việc làm nào sau đây biểu hiện sự bất bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình? A. Người chồng phải giữ vai trò chính đóng góp kinh tế trong gia đình. B. Vợ chồng giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. C. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con cái. D. Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Câu 16: Thực hiện đúng nguyên tắc hợp đồng lao động sẽ đem lại quyền lợi A. cho xã hội. B. cho Nhà nước. C. cho người lao động và người sử dụng lao động. D. cho người lao động. Câu 17: Công dân bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là A. Mọi người có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. B. Công dân thuộc mọi lứa tuổi đều có quyền tìm việc làm cho mình. C. Người lao động chưa thành niên có quyền được làm việc như người thành niên. D. Lao động nữ được làm việc ở những nơi nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại. Câu 18: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là A. bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. HOC24.VN 3 B. bất cứ ai cũng có quyền mua − bán hàng hoá. C. mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. D. bất cứ công dân nào cũng có quyền sản xuất kinh doanh. Câu 19: Hợp đồng lao động được hiểu là: A. Là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động về việc làm có trả công B. Là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động về điều kiện lao động C. Là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động về chế độ bảo hiểm D. Là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Câu 20: Năm nay T đã đủ 16 tuổi mà luôn bị bố mắng mỏ, hắt hủi. Ở trong nhà em chẳng có quyền gì cả, nói gì cũng bố ngắt lời, trình bày gì bố cũng không nghe. Bố thường nói với T: Con cái thì không có quyền gì cả, bố mẹ nói gì cũng phải nghe, bảo làm gì cũng phải làm, như thế mới là đứa con ngoan. Cách cư xử của bố T như vậy đã thể hiện điều gì? A. Không thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc con. B. Không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. C. Không tôn trọng ý kiến của con. D. Không chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con. Câu 21: Hợp đồng lao động bị coi là không có hiệu lực nếu vi phạm nguyên tắc cơ bản nào? A. Kí với người lao động. B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. C. Vì lợi ích tuyệt đối của người lao động. D. Cùng có lợi. Câu 22: Công ty H xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc này là: A. Bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. B. Đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. C. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. D. Bảo vệ nguồn nước sạch của công ty. Câu 23: Việc nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng về: A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hoá. D. Giáo dục. Câu 24: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là A. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng. B. Các dân tộc được Nhà nước bảo vệ. C. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. D. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tạo điều kiện phát triển. Câu 25: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. C. Bị nghi ngờ phạm tội. D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. HOC24.VN 4 Câu 26: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền: A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 27: Trong trường hợp bắt người, khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người của cơ quan điều tra,Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời hạn bao lâu? A. 10 giờ. B. 11 giờ. C. 12 giờ. D. 13 giờ. Câu 28: Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã? A. Bất kì ai cũng có quyền bắt. B. Chỉ công an điều tra mới có quyền bắt. C. Chỉ viện kiểm sát mới có quyền bắt. D. Cán bộ từ cấp xã trở lên mới có quyền bắt. Câu 29: Hai bạn học sinh lớp 10 đang trèo cây trong vườn trường, bị bác bảo vệ bắt được và nhốt vào phòng phòng bảo vệ suốt buổi trưa. Theo em hành vi của bác bảo vệ đã xâm phạm quyền nào của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 30: Nghi ngờ đàn gà nhà mình bị mất là do anh B bắt, chị A đã xông vào bếp nhà anh B để kiểm tra, mặc dù anh B không đồng ý. Theo em chị A đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do cá nhân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 31: Nếu một bạn trong lớp tự ý bóc thư của bạn bè gửi cho em, em sẽ làm gì? A. Kệ bạn ấy vì thư chẳng có gì quan trọng cả. B. Giải thích với bạn hành vi đó là sai,bạn cần chấm dứt ngay và không bao giờ được tái phạm một lần nào nữa. C. Báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn trường để xử lí. D. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô phạt bạn đó thật nặng. Câu 32: Công dân A chủ động, tích cực tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Ta nói công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền đóng góp . kiến. C. Quyền kiểm tra, giám sát. D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Câu 33: Anh Nam làm đơn đề nghị Giám đốc xí nghiệp xem xét lại Quyết định cho thôi việc của mình. Trong việc này anh Nam đã sử dụng quyền gì để bảo vệ quyền, lợi ích của mình? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền ứng cử. D. Quyền bãi nại. Câu 34: Quyền Bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí − chính trị quan trọng để A. Thực hiện cơ chế " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp. C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri. D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện . chí và nguyện vọng của mình. HOC24.VN 5 Câu 35: Thực hiện tốt quyền học tập, sáng tạo và phát triển sẽ đem lại điều gì? A. Sự phát triển toàn diện của công dân. B. Tạo ra sự công bằng, bình đẳng. C. Khuyến khích mọi người học tập. D. Bồi dưỡng nhân tài. Câu 36: Mong muốn được đi học Đại học là nhu cầu chính đáng của mỗi người, mong muốn đó thuộc về nội dung nào trong quyền học tập của công dân? A. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào. B. Công dân có quyền học tập không hạn chế. C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Công dân có thể học theo sở thích của mình. Câu 37: Cha mẹ bạn B chỉ cho phép bạn B tham gia học tập mà không được tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao ở trường. Vậy việc làm này của Bố mẹ bạn B đã vi phạm quyền: A. Quyền học tập của công dân. B. Quyền sáng tạo của công dân. C. Quyền được nghỉ ngơi, giải trí. D. Quyền được phát triển của công dân. Câu 38: Quyền được phát triển của công dân thể hiện ở nội dung: A. Công dân được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện, có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. C. Công dân có mức sống đầy đủ về mặt vật chất để phát triển. D. Công dân được tạo mọi điều kiện để phát triển năng khiếu. Câu 39: Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào tuỳ theo A. sở thích. B. nguyện vọng. C. năng khiếu. D. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện bản thân. Câu 40: Những vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng về bảo vệ môi trường sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của: A. Bộ luật hình sự. B. Luật môi trường. C. Luật hành chính. D. Luật dân sự. ----------HẾT----------
00:00:00