Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Tr­êng THPT Nam S¸ch II - HD §Ò kiÓm tra m«n GDCD 10 (Thêi gian 45 phót) Ngµy kiÓm tra:…………. §Ò sè: 974 1/ Phủ định ............. là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. a biện chứng b hình thức c siêu hình d hoàn toàn 2/ Theo khuynh hướng của sự phát triển, cái mới ra đời dù có ................, nhưng cuối cùng cái mới sẽ .............. cái cũ. a chiến thắng / khó khăn b tiến bộ / toàn diện hơn c khó khăn / chiến thắng d hoàn hảo / khó khăn hơn 3/ Việc xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó được gọi là: a phủ định b phủ định siêu hình c phủ định biện chứng d phủ định sạch trơn 4/ Xã hội phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa là biểu hiện của sự vận động theo chiều hướng nào ? a Đứng im b Tiến lên c Thụt lùi d Tuần hoàn 5/ Trong câu ca dao: "Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa" Giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến cho rằng xã hội luôn vận động một cách ............... còn quần chúng lại cho rằng sự phát triển của xã hội là theo chiều hướng..... a tuần hoàn \ tiến lên b tiến lên \ thụt lùi c tiến lên \ tuần hoàn d tuần hoàn \ thụt lùi 6/ Theo quan điểm biện chứng, em có nhận xét gì về trạng thái của 4 bức tường trong phòng học ? a Hiện vẫn đang đứng im b Đang vận động c Đang tạm thời đứng im chuẩn bị cho những vận động về sau d Nếu vận động, bức tường sẽ sập 7/ Hoạt động quay quanh mặt trời của trái đất thuộc dạng vận động nào ? a cơ học b vật lý c sinh học d hoá học 8/ So với xã hội phong kiến, xã hội TBCN............ a kém hoàn thiện hơn b trì trệ hơn c kém năng động hơn d hoàn thiện hơn 9/ Cây xanh đâm chồi, lớn lên, ra quả ... là biểu hiện của chiều hướng vận động: a Tuần hoàn b Thụt lùi c Đứng im d Tiến lên 10/ Trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân em và gia đình có bao gồm những dạng vận động nào ? a Cơ học - vật lý - sinh học - xã hội b Vật lý - hoá học - sinh học - xã hội c Sinh học - xã hội d Cả 5 dạng vận động 11/ Sự vật, hiện tượng cũ chuyển hoá thành sự vật hiện tượng mới khi: a cái cũ mất đi b mâu thuẫn được giải quyết. c mâu thuẫn cơ bản được giải quyết d cái mới ra đời 12/ Sự đấu tranh giữa giai cấp địa chủ với giai cấp nông dân làm cho .................... bị tiêu vong. a xã hội tư bản chủ nghĩa b xã hội xã hội chủ nghĩa c xã hội chiếm hữu nô lệ d xã hội phong kiến 13/ Mâu thuẫn nào sau đây giúp con người tồn tại và phát triển? a đồng hoá và dị hoá b cạnh tranh giữa các cá thể với nhau. c tốt và xấu d to và nhỏ 14/ Để mọi hoạt động kinh tế tồn tại cần phải có: a sản xuất thật nhiều hàng hoá b sản xuất và tiêu dùng c tiêu thụ hàng hoá d sản xuất và khai thác 15/ Sự đấu tranh giữa điện tích âm và điện tích dương trong nguyên tử là : a sự tác động giữa hai mặt đối lập b sự cần thiết c quan hệ qua lại d sự bài trừ 16/ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Đây là. a nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng b cùng chiều hướng phát triển c khuynh hướng phát triển trái ngược nhau d cách thức của sự phát triển 17/ Tính "chỉnh thể "của mâu thuẫn được hiểu là: a tồn tại trong cùng một sự vật. b các mặt đối lập biến đổi cho nhau c tồn tại trong các sự vật d các mặt đối lập hợp lại làm một. 18/ Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành những thay đổi về: a bước nhảy b chất c lượng d trình độ 19/ Điểm mà tại đó xảy ra sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là : a chất liệu b độ c giới hạn d điểm nút 20/ Khái niệm chỉ qui mô,trình độ cao thấp, độ ngắn, dài của sự vật, hiện tượng là nội dung khái niệm: a lượng b độ c chất d điểm nút 21/ Trong phạm vi sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của SV- HT được gọi là: a lượng. b điểm nút. c độ. d chất. 22/ Câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" thuộc qui luật: a tự nhiên b lượng đổi dẫn đến chất đổi c thế giới vật chất luôn vận động d mâu thuẫn 23/ Câu tục ngữ " góp gió thành bão" thể hiện nội dung qui luật: a lượng đổi dẫn đến chất đổi b phủ định của phủ định c phủ định biện chứng d tự nhiên 24/ Chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên là sự biến đổi về: a điểm nút b chất c độ d lượng 25/ Nói " Học sinh giỏi" là nói tới......của học sinh. a danh hiệu b chất c thang bậc đánh giá d lượng 26/ Sự biến đổi của lượng so với sự biến đổi về chất thì: a diễn ra một cách từ từ. b diễn ra song song c diễn ra tức thời d diễn ra nhanh chóng 27/ Câu nói " Đốt cháy giai đoạn" là muốn nói tới đã vi phạm vào: a độ b chất c lượng d điểm nút 28/ Việc Việt nam thực hiện nền kinh tế 2 thành phần trước đây thể hiện việc vi phạm vào: a chất b trình độ c thời gian d lượng 29/ Ý kiến nào sau đây đúng? a Chất và lượng "thuần tuý" tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng b Mọi sự vật, hiện tượng đều có 2 mặt: chất và lượng thống nhất với nhau c Chất và lượng có tính qui định khách quan d Cả 3 ý trên đều đúng 30/ Để phân biệt sự vật này với sự vật khác, phải dựa vào: a tất cả các thuộc tính của sự vật b những đặc điểm khác nhau của vật này so với vật khác c lượng của sự vật, hiện tượng d thuộc tính tiêu biểu của sự vật, hiện tượng 31/ Cách thức của sự phát triển được thể hiện qua qui luật: a phủ định của phủ định b lượng đổi - chất đổi c giải quyết mâu thuẫn nội tại d chọn lọc tự nhiên 32/ Chất và lượng là 2 mặt thống nhất với nhau trong: a cùng một sự vật, hiện tượng b hai sự vật, hiện tượng khác loại c hai sự vật, hiện tượng cùng loại d một số sự vật, hiện tượng 33/ Theo em, khi những người thợ phá bỏ một ngôi nhà cũ, đó là biểu hiện của: a Sự phát triển của hạ tầng xã hội b Phủ định siêu hình c Phủ định biện chứng d Vận động 34/ Học sinh THPT là sự phủ định biện chứng đối với trình độ: a Mẫu giáo b Sinh viên đại học c Học sinh THCS d Học sinh tiểu học 35/ Một chồi non ra đời sẽ ............. những yếu tố di truyền chứa trong hạt giống. a Kế thừa b Phủ định c Loại bỏ d Phủ định biện chứng 36/ Trong việc học tập của một con người, đâu là điểm cuối cùng? a Đến hết đời b Đến khi lập gia đình c Hết đại học d Hết THPT 37/ Việc một xã hội cũ lạc hậu, lỗi thời mất đi, một xã hội mới tiến bộ ra đời là hoàn toàn mang tính: a Khách quan b Chủ quan c Ý chí của các vị lãnh đạo d Ý trời 38/ Trong buổi họp gia đình chuẩn bị cho cuộc đi dã ngoại, em muốn đi Cát Bà, nhưng mẹ không đồng ý, bác bỏ ý kiến của em và quyết định cả nhà đi Đồ Sơn. Theo em đó có phải là phủ định không ? Nếu phải, đó là loại phủ định gì ? a Phủ định siêu hình b Phủ định biện chứng c Phủ định hoàn toàn d Phủ định khách quan 39/ Câu tục ngữ "Giỏ nhà ai quai nhà nấy" cho thấy mối liên hệ như thế nào của thế hệ sau so với thế hệ trước ? a Loại trừ những yếu tố tiêu cực b Mang tính khách quan c Kế thừa những nét đặc trưng cơ bản d Phát huy những giá trị tích cực 40/ Trong cuộc đời một con gà, gà con nở ra từ quả trứng là biểu hiện của: a Phủ định sạch trơn b Phủ định biện chứng c sự sinh trưởng. d Phủ định siêu hình
00:00:00