Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG IV: OXI-KHÔNG KHÍ ĐỀ 1 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất vật lí của khí oxi? A. Là chất khí không màu, không mùi, không vị. B. Có khả năng tan nhiều trong nước. C. Duy trì sự sống của sinh vật. D. Duy trì sự cháy. Cậu 2. Trong công nghiệp, khí oxi thường được điều chế từ nguồn nào? A. Nước biển. B. Không khí. C. Cát. D. Đá vôi. Câu 3. Đốt cháy bột lưu huỳnh trong không khí thì thu được một khí duy nhất. PTHH của phản ứng trên là A. S(r)+ 2O(k) SO2(k). B. S(r)+ O2(k) SO2(k). C.2S(r)+3 O2(k) 2SO3(k). D. S(r)+ 3O(k) SO3(k). Câu 4. Khí X là một oxit axit có khối lượng mol bằng 44g/mol. Biết rằng % về khối lượng của X trong oxit bằng 27,27%. Hãy xác định công thức hóa học của X. A. CaO. B. Na2O. C. CO2. D. SO2. Câu 5. Oxit bazơ tương ứng với bazơ kali hiđroxit (KOH) là A. kali đioxit (KO2). B. kali oxit (K2O). C. đikali oxit (K2O). D. kali oxit (KO). Câu 6. Điều khẳng định nào là đúng khi nói về “không khí” ? A. Không khí là một đơn chất. B. Không khí là một hợp chất. C. Không khí là hỗn hợp. D. Không khí là một chất tinh khiết. Câu 7. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không xảy ra sự cháy? A. Bóng đèn dây tóc phát sáng. B. Quẹt một que diêm vào hộp quẹt. C. Châm lửa một tờ giấy. D. Đốt cháy sợi bấc của một cây nến. Câu 8. Khối lượng mol trung bình của không khí là bao nhiêu? A. 28g/mol. B. 29g/mol. C. 32g/mol. D. 35g/mol. II.TỰ LUẬN Bài 1. Gọi tên các oxit sau: Na2O :……………. CO :……………. FeO :……………. SO2 :……………. Al2O3:……………. P2O5 :……………. Bài 2. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. P + O2 ---> P2O5 b. Al + O2 ---> Al2O3 c. KClO3 ---> KCl + O2. d. CaCO3 ---> CaO + CO2. e. CH4 + O2 ---> CO2 + H2O Có bao nhiêu phản ứng hóa hợp? Có bao nhiêu phản ứng phân hủy? Đó là những phản ứng nào? Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2. a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên. c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.
00:00:00