Các nước phát triển không có đặc điểm nào sau đây?
- GDP bình quân đầu người cao.
- Đầu tư ra nước ngoài nhiều.
- Chỉ số HDI ở mức cao.
- Đầu tư ra nước ngoài ít.
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan
- rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô.
- hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô.
- hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
- rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan.
Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là
- Ả-rập-xê-út.
- Iran.
- Thổ Nhĩ Kỳ.
- Áp-ga-ni-xtan.
Dầu mỏ - nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở ven
- biển Caxpi.
- biển Đen.
- Địa Trung Hải.
- vịnh Péc-xích.
Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm là
- giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
- khí hậu lục địa có tính chất khô hạn.
- nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.
- các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.
So với toàn thế giới, trữ lượng dầu mỏ của Tây Nam Á chiếm khoảng trên
- 40%.
- 45%.
- 50%.
- 55%.
Dấu hiệu để phân chia các nước phát triển và đang phát triển hiện nay không dựa vào
- cơ cấu kinh tế quốc dân.
- mức thu nhập bình quân đầu người.
- các tiêu chuẩn đảm bảo đời sống dân cư.
- cơ cấu dân số theo giới tính.
Các nước phát triển hiện nay chủ yếu nằm ở :
- Bán cầu Bắc.
- Bán cầu Nam.
- Bán cầu Tây.
- Bán cầu Đông.
G8 là tổ chức của các nước:
- công nghiệp phát triển.
- đang phát triển.
- công nghiệp mới.
- kém phát triển.
Trong nền kinh tế tri thức, vai trò to lớn nhất thuộc về yếu tố
- khoa học và công nghệ.
- tài nguyên thiên nhiên.
- tài chính và ngân hàng.
- thị trường và tiêu thụ.
Ở các nước đang phát triển, lao động thường tập trung chủ yếu vào ngành nào?
- Công nghiệp.
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
- Giao thông vận tải.
Già hóa dân số gây nên hậu quả cơ bản là
- thừa lao động trong tương lai.
- thiếu lao động trong tương lai.
- thiếu việc làm cho lao động.
- chi phí chăm sóc trẻ em lớn.
Sự suy giảm tầng ôdôn gây nên hậu quả cơ bản là :
- Mất lớp áo bảo vệ Trái Đất khỏi các tia tử ngoại có bước sóng ngắn.
- Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.
- Mưa axit diễn ra ngày càng nhiều với mức độ tàn phá ngày càng lớn.
- Tăng cường ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Nhân loại phải thực hiện bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu không phải là vì
- môi trường là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.
- con người không thể sống tách rời với môi trường.
- môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng.
- môi trường có thể tự làm sạch.
Hậu quả nào không phải của sự suy giảm đa dạng sinh học:
- Mất đi nhiều loài sinh vật.
- Mất đi nhiều vốn gen di truyền.
- Mất đi nhiều nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu…
- Mất đi cơ sở vật chất hiện đại
Hai con sông nổi tiếng nhất ở châu Phi là
- Amadôn và Nigiê.
- Nin và Cônggô.
- Cônggô và Vônga.
- Nin và Amadôn.
Nguyên nhân cơ bản để các nước châu Phi ngày nay tập trung các trung tâm kinh tế ở vùng ven biển là?
- Nơi đây có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng.
- Thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm sang các nước phát triển.
- Do sự xây dựng từ trước của chủ nghĩa thực dân.
- Kinh tế châu Phi chỉ phát triển được ở vùng ven biển.
Đầu tư của nước ngoài vào châu Phi tập trung chủ yếu vào ngành nào?
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
- Công nghiệp có trình độ cao.
- Khai khoáng và khai thác dầu khí.
Mỹ La tinh không có kiểu cảnh quan nào sau đây?
- Xích đạo.
- Nhiệt đới.
- Ôn đới.
- Hàn đới.
Ở Mĩ La tinh, rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở đồng bằng
- Amadôn.
- La Plata.
- Lanốt.
- Pampa.
Ở Mĩ La tinh, thành phần chủng học đông nhất là :
- Người da trắng.
- Người da đen.
- Người da đỏ.
- Người lai.
Đặc điểm nào sau đây thể hiện tình hình kinh tế các nước Mĩ La tinh ngày càng được cải thiện?
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Khống chế được nạn lạm phát.
- Tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm.
- Xuất khẩu tăng nhanh.
Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 – 2004 là:
- trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
- trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
- trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện – điện tử.
- trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp.
Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào sau đây?
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế.
- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
- Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ti xuyên quốc gia?
- Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
- Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
- Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
- Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.
Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
- Liên minh châu Âu.
- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
- Thị trường chung Nam Mĩ.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để:
- thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
- hạn chế khả năng tự do hoá thương mại.
- bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.
Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do
- chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.
- chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
- nước xả ra từ các nhà máy thuỷ điện.
- khai thác và vận chuyển dầu mỏ.
Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do
- nước biển nóng lên.
- hiện tượng thuỷ triều đỏ.
- ô nhiễm môi trường nước.
- độ mặn của nước biển tăng.
Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do
- địa hình cao.
- khí hậu khô nóng.
- hình dạng khối lớn.
- các dòng biển lạnh chạy ven bờ.
Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là
- mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.
- khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.
- tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.
- áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.
Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
- cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.
- già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
- trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.
- các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động.
Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho
- đại bộ phận dân cư của đất nước.
- người dân da đen đến nhập cư.
- các nhà tư bản, chủ trang trại.
- người dân bản địa của đất nước.
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?
- Chính trị không ổn định.
- Cạn kiệt dần tài nguyên.
- Thiếu lực lượng lao động.
- Thiên tai xảy ra nhiều.
Quá trình cải cách kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh đang gặp phải sự phản ứng của
- những người nông dân mất ruộng không có việc làm.
- các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có.
- một bộ phận người dân không cùng chung mục đích.
- các thế lực có nguy cơ chống phá từ bên ngoài.
Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do
- không còn phụ thuộc vào nước ngoài.
- cải cách ruộng đất diễn ra triệt để.
- các công ti tư bản nước ngoài nhún nhường.
- tập trung củng cố bộ máy nhà nước.
Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
- Giáp với nhiều biển và đại dương.
- Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi.
- Có đường chí tuyến chạy qua.
- Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là
- nguồn lao động.
- bảo vệ rừng.
- giống cây trồng.
- giải quyết nước tưới.
Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
- đông dân và gia tăng dân số cao.
- xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
- phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô.
- phần lớn dân số sống ở nông thôn.
Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do
- thiếu hụt nguồn lao động.
- chiến tranh, xung đột tôn giáo.
- sự khắc nghiệt của tự nhiên.
- thiên tai xảy ra thường xuyên.