Unit 3I. Culture

ND

You are going to read an article about Cải Lương, a traditional Vietnamese theatrical art form. Match the headings (A-G) with paragraphs (1-5). There are two extra headings. (Đọc bài viết sau đây về Cải Lương, một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Nối các tiêu đề (A-G) với các đoạn văn (1-5). Có hai tiêu đề bị thừa.)

A. The Development of Cải Lương (Sự phát triển của Cải Lương)

B. The pioneers (Những người tiên phong)

C. The early days (Những ngày đầu của Cải Lương)

D. A Vibrant Fusion of Arts (Sự kết hợp sống động của nghệ thuật)

E. The Future of Cải Lương (Tương lai của Cải Lương)

F. Viet Nam’s rich heritage (Di sản phong phú của Việt Nam)

G. The instrumental ensemble (Dàn nhạc cụ trong Cải Lương)

ND
15 tháng 10 2024 lúc 2:33

1. C

2. D

3. G

4. B

5. E

Hướng dẫn dịch:

1. Những ngày đầu của Cải Lương

Cải Lương, một loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam, xuất hiện vào khoảng những năm 1910 và trở nên phổ biến trong cộng đồng người miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những năm đầu tiên, các buổi biểu diễn Cải Lương được tổ chức tại các rạp hát tạm bợ hoặc ở ngoài trời và được biểu diễn bởi các đoàn nghệ sĩ lưu động. Giống như hình thức rạp xiếc ở phương Tây, họ đi biểu diễn từ nơi này đến nơi khác, mang theo cả gia đình. Những đứa trẻ lớn lên dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ và cô dì chú bác sau này nối gót người đi trước, trở thành những diễn viên Cải Lương từ khi còn nhỏ.

2. Sự kết hợp sống động của nghệ thuật

Cải Lương là sự kết hợp giữa âm nhạc, ca hát, diễn xuất và múa để diễn tả nhiều chủ đề và câu chuyện. Những câu chuyện bao gồm các sự kiện lịch sử, văn hóa dân gian, truyền thuyết và các vấn đề xã hội đương đại. Các màn trình diễn nổi bật bởi trang phục rực rỡ, lối trang điểm đậm và sử dụng nhiều cử chỉ, biểu cảm. Với các tiết mục đa dạng, Cải Lương là sự phản ánh văn hóa, lịch sử, các giá trị và mối quan tâm trong xã hội Việt Nam.

3. Dàn nhạc cụ trong Cải Lương

Âm nhạc đặc sắc trong Cải Lương được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ, gồm có đàn tranh (đàn 16 dây), đàn nguyệt (đàn hai dây hình mặt trăng), đàn cò (vĩ cầm hai dây) và sáo trúc. Những nhạc cụ này tạo ra âm thanh du dương, độc đáo cho những câu chuyện và ca hát trong Cải Lương.

4. Những người tiên phong

Cải Lương có được như ngày nay là nhờ vào rất nhiều những nghệ sĩ tài năng đã góp phần phát triển loại hình này trong nhiều năm. Một số nghệ sĩ nổi bật như Bảy Nam, Phùng Há và Út Trà Ôn, cùng với những người khác đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phổ biến Cải Lương. Bằng sự cống hiến nghệ thuật của mình, họ đã nâng tầm Cải Lương lên thành một truyền thống văn hóa được coi trọng ở Việt Nam. Những đóng góp của họ tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ biểu diễn trong công cược bảo tồn di sản sân khấu phong phú này.

5. Tương lai của Cải Lương

Ngày nay, Cải Lương đang phải đối mặt với những lo ngại về tương lai do sự quan tâm của thế hệ trẻ ngày càng giảm và sự ảnh hưởng của các loại hình giải trí hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức, thu hút khán giả mới và thay đổi để phù hợp hơn với thị hiếu để có thể duy trì và bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống này trong nhiều năm nữa.

Bình luận (0)