Văn bản ngữ văn 7

KT

XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH BIỆN PHÁP TU TỪ CÓ TRONG NHỮNG CÂU THƠ DƯỚI ĐÂY

a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

b ) bàn tay ta làm nên tất cả

có sức người sỏi đá cũng thành công

c ) Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

d )cùng trông lại mà càng chẳng thấy

thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

ngàn dâu xanh ngắt một dòng

lòng nàng ý thiếp sai sầu hơn ai

DT
28 tháng 6 2019 lúc 21:48

a)Nhân hoá: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy ...
=> Tác dụng:
+ Thiên nhiên cảnh vật trở nên sống động, có hồn.
+ Thiên nhiên đang nghiêng mình trc 1 con người vĩ đại như Bac'
=> Niềm tự hào, tôn vinh Bác
- Ẩn dụ:"Mặt trời trong lăng"=> Ẩn dụ cho Bác Hồ. Ngợi ca và biết ơn công lao vĩ đại của Bác
=> + Lòng biết ơn, ngợi ca công lao to lớn, vĩ đại của Bác
+ Cũng như mặt trời soi sáng cho muôn loài, Bác Hồ...
+ Khẳng định sự bất tử của BH cũng như m.trời...

b)- Biện pháp tu từ:

+ Hoán dụ: bàn tay (cái bộ phận chỉ cái toàn thể) chỉ người lao động và sức mạnh lao động cải tạo thiên nhiên, xã hội của con người.

+ Ẩn dụ: sỏi đá, cơm thành quả lao động của con người- Biện pháp tu từ đã góp phần diễn đạt một cách sinh động và hiệu quả ý thơ: conn người cùng với sức lao động chân chính của mình có khả năng cải tạo xã hội, tạo ra của cải vật chất làm giàu cho đời sống xã hội. Với biện pháp tu từ này, câu thơ giàu giá trị thẩm mỹ, gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc,…

c)Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

d).
+ Điệp từ, điệp ngữ:Cùng, thấy, ngàn dâu.
+ Phép ẩn dụ:Ngàn dâu xanh ngắt.
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Nêu tác dụngcủa các biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người
chinh phụ.
+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ thương

Bình luận (0)
H24
28 tháng 6 2019 lúc 21:29

a) "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

=> Sử dụng biện pháp Ẩn dụ ( ẩn dụ phẩm chất )

Tác giả đã SS Bác vs Mặt trời ( địa lí ) . Như chúng ta đã bt m/trời đem lại á/sáng cho TĐ , duy trì sự sống cho các loài sinh vật và m/trời sẽ k bao h biến mất , nó là đại diện cho sự vĩnh cửu , trường tồn . Tác giả đã SS Bác vs m/trời , tại s lại như v ? Đó là bởi tác giả muốn khẳng định Bác là ng` maq lại a/sáng cách mạng , ng` xua tan đi màn đêm nô lệ . Tuy Bác đã ra đi nhưng sự nghiệp , tên tuổi và tình y thương của bác vẫn còn troq trái tim của ng` dân đất Việt .

Bình luận (0)
H24
28 tháng 6 2019 lúc 21:30

B)

Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con ngư­ời, đây là hoán dụ

sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.

cơm- lư­ơng thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con ngư­ời trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ

Bình luận (0)
H24
29 tháng 6 2019 lúc 10:17

a)Nhân hóa: đi; ẩn dụ: mặt trời.

Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ). b)Hoán dụ: bàn tay; ẩn dụ: sỏi đá,cơm. Bằng hai câu thơ ở thể thơ cổ truyền (lục bát) tác giả đã nhẹ nhàng đưa chiết lí nhân sinh vào . Chỉ cần có ý chí quyết tâm thì bàn tay con người dù thô sơ nhưng vẫn có thể làm nên tất cả . Vượt mọi gian khó , thử thách , sỏi đá - thứ khô cằn , cứng rắn cũng có thể thành thành quả lao động : cơm . Tác giả còn khuyên ta hãy vượt qua mọi khó khăn bằng niềm tin , nghị lực để thu được trái hoa quả ngọt lành . ​
Bình luận (0)
HV
29 tháng 6 2019 lúc 11:22

a,

- Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.

+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''

+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''

- Tác dụng :

+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.

+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.

=> Ca ngợi sự vĩ đại của người

b,

- Biện pháp tu từ:
+ Hoán dụ: bàn tay (cái bộ phận chỉ cái toàn thể) chỉ người lao động và sức mạnh lao động cải tạo thiên nhiên, xã hội của con người.
+ Ẩn dụ: sỏi đá, cơm thành quả lao động của con người
-Tác dụng : biện pháp tu từ đã góp phần diễn đạt một cách sinh động và hiệu quả ý thơ: conn người cùng với sức lao động chân chính của mình có khả năng cải tạo xã hội, tạo ra của cải vật chất làm giàu cho đời sống xã hội. Với biện pháp tu từ này, câu thơ giàu giá trị thẩm mỹ, gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc,…

c,

Biện pháp tu từ : Nhân hóa

=> Tác dụng : nhấn mạnh hình ảnh cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người , đã đem lại cho ta những bài học sâu sắc.

d,

+ Phép đối: Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy.

+ Điệp từ, điệp ngữ: Cùng, thấy, ngàn dâu.

+ Phép ẩn dụ: Ngàn dâu xanh ngắt.

+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

- Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Phép đối: Thể hiện sự ngóng trông, nhớ thương của người chinh phụ.

+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người chinh phụ.

+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ thư

Bình luận (0)
H24
29 tháng 6 2019 lúc 16:12

a,

Bptt ẩn dụ : mặt trời (2): chỉ bác Hồ

Tác dụng : -thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ

- Khẳng định:+Bác sự sống bất tử của người

+Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

b,sửa : Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Bptt hoán dụ : "bàn tay" :bàn tay (cái bộ phận chỉ cái toàn thể) chỉ người lao động và sức mạnh lao động cải tạo thiên nhiên, xã hội của con người.
+ Ẩn dụ: sỏi đá, cơm thành quả lao động của con người
- Biện pháp tu từ đã góp phần diễn đạt một cách sinh động và hiệu quả ý thơ: conn người cùng với sức lao động chân chính của mình có khả năng cải tạo xã hội, tạo ra của cải vật chất làm giàu cho đời sống xã hội. Với biện pháp tu từ này, câu thơ giàu giá trị thẩm mỹ, gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc,…

Bình luận (0)
NH
1 tháng 7 2019 lúc 8:34

a)Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.

+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''

+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''

- Tác dụng :

+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.

+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.

=> Ca ngợi sự vĩ đại của người

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết