Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

NH

Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành mấy giai cấp?

Cho biết thái độ chính trị và khả năng Cách mạng của từng giai cấp...

TP
14 tháng 12 2017 lúc 17:36

Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành mấy giai cấp?

Sau chiến tranh, dưới tác động của chính sách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc: - Giai cấp địa chủ phong kiến, phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ và trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, tha hồ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân. - Giai cấp tư sản, mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp, họ phần đông là những thầu khoán hoặc chủ các đại lý, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản. Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. - Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, rễ bị phá sản, thất nghiệp. - Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn. - Giai cấp công nhân ra đời trong thời kỳ khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kỳ khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp. Họ bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc. Nhìn chung dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, các giai cấp trong xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn. Cùng với sự phân hóa của các lực lượng xã hội cũ,một số giai cấp mới ra đời và ngày càng phát triển. Mỗi giai cấp có địa vị và quyền lợi khác nhau nên cũng có thái độ chính trị và khả năng khác nhau trước sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cho biết thái độ chính trị và khả năng Cách mạng của từng giai cấp.

- Giai cấp địa chủ phong kiến, là giai cấp thống trị cũ đã đầu hàng, được đế quốc nuôi dưỡng để làm tay sai, là chỗ dựa của Pháp, là kẻ thù và là đối tượng của cách mạng. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ trong số họ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp tư sản, hình thành sau chiến tranh và là con đẻ của chế độ thuộc địa, gồm hai bộ phận: + Tư sản mại bản, có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa đế quốc nên đi theo đế quốc phản bội dân tộc, là đối tượng của cách mạng. + Tư sản dân tộc, có khuynh hướng kinh doanh độc lập như (Bạch Thái Bưởi, Nguyễn hữu Thông, Trương văn Bền…), có tinh thần yêu nước, lực lượng kinh tế nhỏ yếu, lập trường không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh. - Giai cấp tiểu tư sản, gồm nhà buôn, chủ xưởng nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên,…bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, có lòng yêu nước, hăng hái đ/tranh, và là một lực lượng quan trọng trong phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta. - Giai cấp nông dân, chiếm trên 90% dân số, có vai trò quan trọng trong xây dựng đất nước. Họ bị áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa. Họ căm thù đế quốc, phong kiến, giàu lòng yêu nước, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng nhưng không có tổ chức vững mạnh. Nếu có lực lượng tiên tiến dẫn dắt, lãnh đạo thì sức mạnh của họ trong cách mạng giải phóng dân tộc được phát huy mạnh mẽ. - Giai cấp công nhân, ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của Pháp. Là giai cấp có đủ điều kiện nắm quyền lãnh đạo cách mạng vì: ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như có tinh thần cách mạng triệt để, họ còn có đặc điểm riêng là: bị 3 tầng áp bức, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, kế thừa truyền thống dân tộc, tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 và chủ nghĩa Mác Lê-nin, nên nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết