Văn mẫu lớp 7

NN

viết một đoạn văn nghị luận chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ mà em thích, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ (gạch chân và chỉ rõ)

Giúp mình với, mình cần gấp mai ktr r!!!!!!!!!!!! T.T

HN
17 tháng 5 2020 lúc 20:12


Dàn ý
A/ Mở đoạn: Suy nghĩ về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
B/ Thân đoạn
1. Giải thích
- “Uống nước”: Là hưởng thụ những công lao, thành quả của người khác để lại
- “Nhớ nguồn”: Là ghi nhớ công ơn, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ
=> Câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về lối sống ân nghĩa, biết biết ơn, trân trọng những điều mà người khác đã dành cho mình
2. Biểu hiện
- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được biểu hiện rất nhiều xung quanh chúng ta, có khi chỉ là một hành động đơn giản như một lời nói, một sự giúp đỡ
- “Uống nước nhớ nguồn” có thể là biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, hay những người giúp đỡ chúng ta trong mọi việc
- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” không chỉ được biểu hiện qua những lời nói thường ngày mà còn phải được biểu hiện qua cả những hành động
3. Ý nghĩa
- Biết “Uống nước nhớ nguồn” sẽ được mọi người kính trọng, tôn trọng, yêu quý
- Người biết “Uống nước nhớ nguồn” sẽ hoàn thiện hơn về nhân cách, biết yêu thương người khác, đồng cảm với người khác
- Người biết “Uống nước nhớ nguồn” thường có mối quan hệ tốt với những người khác, từ đó làm việc gì cũng trở nên dễ dàng hơn
4. Mở rộng và phản đề
- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý mà người Việt Nam chúng ta ai cũng cần có
- Phê phán những người không biết biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ, ăn cháo đá bát
- Phê phán những người có suy nghĩ biết ơn người khác nhưng không thể hiện ra bên ngoài qua những lời nói, hành động thường ngày
5. Bài học
- Cần nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với bản thân, đối với cộng đồng
- Cần có thái độ biết ơn, trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho mình
- Không lợi dụng những điều tốt mà người khác làm cho mình để trục lợi, vì tư lợi cá nhân
- Cần biểu hiện sự kính trọng, biết ơn của mình qua những lời nói, hành động cụ thể: Thăm hỏi, động viên ông bà cha mẹ thường ngày, tặng hoa, biết ơn các cô giáo nhân ngày 8/3; thăm hỏi, trò chuyện cùng các bà mẹ anh hùng Việt Nam...
C/ Kết bài
- Là một học sinh, em nghĩ mình cần rèn luyện, học hỏi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, biểu hiện sự biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người giúp đỡ mình qua những hành động nhỏ nhất.

Bình luận (0)
TP
17 tháng 5 2020 lúc 20:18

Tục ngữ xưa có câu:"Có công mài sắt có ngày nên kim". Câu tục ngữ này đến nay vẫn còn những giá trị to lớn đối với mọi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là các học sinh, sinh viên đang học tập trên nhà trường. Với lối nói súc tích, ngắn gọn, câu tục ngữ khuyên răn con người phải có ý chí kiên cường, kiên nhẫn nỗ lực từng ngày thì mới thành công. Mài sắt chính là hình ảnh ẩn dụ cho những nỗ lực, kiên trì của mỗi người cố gắng từng ngày, nỗ lực và đam mê để tiến tới thành công. Còn nên kim là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả tương xứng với những công sức và phấn đấu của một cá nhân nào đó trong suốt thời gian dài. Chính vì vậy, có công mài sắt có ngày nên kim là bài học: nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng. Trên thực tế, tương tự như việc mài sắt thì trong mọi việc, đức tính kiên nhẫn, mạnh mẽ, biết phấn đấu và hoàn thiện bản thân chính của mỗi người là yếu tố tiên quyết chắp cánh cho người đó đến với thành công. Thật vậy, chỉ khi ý chí và quyết tâm đủ lớn, mỗi người sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng giữa chông gai và khó khăn. Qủa đúng như vậy! Và khi có ý chí, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những "ổ gà", vấp ngã. Bên cạnh đó, cái chí và sự kiên nhẫn sẽ tạo được sức mạnh vực được mỗi người bước tiếp sau những thất bại, học được từ những thất bại và đi tiếp đến thành công. Chính vì vậy, những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài. Trên thực tế, không có nhà tỷ phú hay nhà doanh nhân nào giàu có chỉ sau một đêm. Họ đều phải trải qua hàng chục năm khổ luyện, rèn giũa trong lĩnh vực. Tuy nhiên, sự khác biệt của họ là họ không bao giờ bỏ cuộc, rèn cho mình một tầm nhìn xa trông rộng và đầu óc tiến thủ. Vậy nên, trong thời buổi nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, nếu như con người ko trang bị cho mình những đức tính kiên trì, rèn giũa cũng như kiến thức, kỹ năng thì sẽ bị tụt hậu. Học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy, các em cần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng học hỏi của mình ngay từ trên ghế nhà trường. Tóm lại, câu tục ngữ đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị ứng dụng vào cuộc sống của con người. Nhờ có ý chí và lòng kiên nhẫn mà con người có thể đạt được những mục tiêu trong cuộc sống cũng như làm được nên các thành tích vang dội.

*** câu đặc biệt và trạng ngữ được in đậm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết