Văn bản ngữ văn 7

HT

Viết một đoạn văn ngắn phân tích bài ca dao : Con cò mà đi ăn đêm ....

NA
2 tháng 7 2018 lúc 14:52

Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Bình luận (0)
LN
2 tháng 7 2018 lúc 16:04

Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Bình luận (0)
TD
2 tháng 7 2018 lúc 16:56

Bài làm

Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm chiều chiều. Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng… Con cò là người bạn thân thiết, hiền lành của nhà nông. Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta: chất phác, siêng năng, cần mẫn, vất vả, gieo neo. Cánh cò từ ngàn năm xưa đã đi vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nạn để nói lên thân phận vất vả, bất hạnh của người nông dân, ca ngợi một tâm hồn đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục.

Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu đầu đọc lên nghe nhiều thương cảm, ai oán: Con cò mà đi ăn đêm. Vạc mới đi ăn đêm, chứ cò thì kiếm ăn ban ngày. Cò phải đi ăn đêm, đó là một nghịch lí trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ mà trong câu ca làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! (Tác giả Vũ Ngọc Phan trong bộ sưutập về ca dao, tục ngữ ghi là Con cò mày đi ăn đêm).

Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được mẹ tha mồi về tổ nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truân thế, cò còn phải trải qua nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn không thể nào kể xiết! Cò đã đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Hai từ lộn cổ nói lên tai họa mà cò gặp phải. Cò không thể nào thoát hiểm được khi bị lộn cổ xuống ao. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cò:

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Ba từ ông, hai từ tôi được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, xót thương. Tôi có lòng nào… là lời phân trần: cò đi ăn đêm… nhưng cò không phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện.

Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân hai sương một nắng. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò lộn cổ xuống ao cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông trước mọi thế lực thống trị và áp bức trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ – Nửa công đứa ở, nửa thuê bò (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao này. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao dã gieo vào lòng sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước Cách mạng tháng Tám.

Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta.

Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử đói cho sạch, rách cho thơm. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm hồn thanh cao gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lí nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ trong và đục tương phản nhau, lời cầu mong của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ xáo được điệp lại bốn lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả hoàn cảnh không thể thay đổi của một người bất hạnh.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò lộn cổ xuống ao trong bài ca dao này? Lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con trai tha hương chưa về, gửi lại tiền choông giáo để lo việc tang ma.. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng nhân cách của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.

Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca đều được viết bằng thể thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo, độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ sáu câu tám như thường lệ mà lại vần với chữ thứ tư câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể.

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vát tôi nao.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…

Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này.

Thương con cò lâm nạn lộn cổ xuống ao…, thương con cò đi đón cơn mưa…, thương con cò chết rũ trên cây…, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Phần đông người dân nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm:

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,

(…) Cái kèo cái cột thành tên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương Xay giã giần sàng,

Đất nước có từ ngày đó…

Bình luận (0)
NM
2 tháng 7 2018 lúc 15:35

Trong kho tàng cao dao dân ca Việt Nam thì con cò được biết đến như một hình ảnh biểu tượng cho người nông dân chân lấm tay bùn và thân phận của người phụ nữ. Những câu ca dao về con cò luôn vang lên mãi trong kí ức của mỗi người về lời ru của bà, lời hát của mẹ. Và bài thơ “con cò mà đi ăn đêm” là một tác phẩm xuất sắc do dân gian sáng tạo ra có sức suy ngẫm triết lí cao.

Con cò là một hình ảnh thân thuộc trên những cánh đồng miền quê”cánh cò bay lả bay la”, là người bạn thân thiết của nhà nông, miệt mài mò mẫm kiếm ăn tối ngày. Chính cánh cò từ nhiều năm qua đã ăn sâu vào tiềm thức, vào tâm hồn của tuổi thơ qua lời ru êm ái của mẹ.Và trong bài thơ “ con cò mà đi ăn đêm cũng mang một ý nghĩa như thế”

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Rõ ràng đây là một cách nói ngược, bởi vì trong tiềm thức của người dân thì chỉ có con vạc mới đi ăn đêm chứ không phải là con cò. Sự trái ngược này như một sự kết nối sự nhận định trái ngược về tính chất và thuộc tính của nó. Ở đây thì việc ăn đêm không chỉ là phản ánh động thái mà người dân con quan niệm như một tính chất nhằm nói lên sư gian truân vất vả của con cò trong cuộc sống, nó phải đi kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Câu thơ “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” lại là một nghịch lí bởi con cò thường chọn những cành cây thanh mảnh và cao để đậu và bám chân vào , nghịch lí bởi khi đậu hay khi bay cò không bao giờ có tư thế lộn cổ như một số loài chim khác, vậy mà… lại có câu tiếp theo :

“Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”Khi bị lộn cổ uống ao rồi còn cầu xin con người rủ lòng thương , bình thường thực tế thì con cò yếu đuối mảnh mai cho nên gặp người là bay đi vì chúng sợ săn bứt. Ngay trong tình thế này nó cũng tìm cách để lên tiếng, đúng là ngược đời. Là một con vật nhưng khi ở trong tình thế này lại chỉ đường mách nước cho ông đang sắp bắt nó, đúng là nghịch lí ở đời mà. Đã thế lại còn yêu cầu người ta thịt mình thì thịt cả :

“Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”

Theo như quan niệm của dân gian thì nước xáo của con cò thường có màu trong vì nó gầy không có mỡ cũng không có nhiều chất, có làm thế nào cũng không thể trong được nữa, vậy mà nó lại nói có xáo thì xáo nước trong, đúng là quá nghịch lí phải không nào. Hơn nữa cò là một loài vật thường hay mò mẫm trong những vũng nước đục chứ có sạch bao giờ đâu. Đó là cách nói ngược khiến cho câu thơ thêm phần vui nhộn và độc đáo. Đó là sự hóm hỉnh hài hước của những người nông dân xưa, tuy lao động mệt nhọc nhưng vẫn không hề quản ngại, lấy niềm vui bầu bạn xua tan mệt mỏi.

Con cò được nêu lên trong bài ca dao được ví giống như thân phận yếu đuối của người phụ nữ. Đó còn là hình ảnh chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Bài ca là một câu chuyện khá hay và hài hước, lấy con cò làm nhân vật trung tâm để liên hệ tới hình ảnh và số phận vất vả của người dân lao động thời bấy giờ và người phụ nữ xưa. Đó chính là tấm gương trong sáng cho thế hệ con cháu noi theo .

Bình luận (0)
TA
2 tháng 7 2018 lúc 15:52

Bài làm

Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm chiều chiều. Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng… Con cò là người bạn thân thiết, hiền lành của nhà nông. Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta: chất phác, siêng năng, cần mẫn, vất vả, gieo neo. Cánh cò từ ngàn năm xưa đã đi vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nạn để nói lên thân phận vất vả, bất hạnh của người nông dân, ca ngợi một tâm hồn đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục.

Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu đầu đọc lên nghe nhiều thương cảm, ai oán: Con cò mà đi ăn đêm. Vạc mới đi ăn đêm, chứ cò thì kiếm ăn ban ngày. Cò phải đi ăn đêm, đó là một nghịch lí trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ mà trong câu ca làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! (Tác giả Vũ Ngọc Phan trong bộ sưutập về ca dao, tục ngữ ghi là Con cò mày đi ăn đêm).

Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được mẹ tha mồi về tổ nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truân thế, cò còn phải trải qua nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn không thể nào kể xiết! Cò đã đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Hai từ lộn cổ nói lên tai họa mà cò gặp phải. Cò không thể nào thoát hiểm được khi bị lộn cổ xuống ao. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cò:

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Ba từ ông, hai từ tôi được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, xót thương. Tôi có lòng nào… là lời phân trần: cò đi ăn đêm… nhưng cò không phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện.

Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân hai sương một nắng. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò lộn cổ xuống ao cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông trước mọi thế lực thống trị và áp bức trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ – Nửa công đứa ở, nửa thuê bò (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao này. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao dã gieo vào lòng sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước Cách mạng tháng Tám.

Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta.

Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử đói cho sạch, rách cho thơm. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm hồn thanh cao gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lí nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ trong và đục tương phản nhau, lời cầu mong của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ xáo được điệp lại bốn lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả hoàn cảnh không thể thay đổi của một người bất hạnh.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò lộn cổ xuống ao trong bài ca dao này? Lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con trai tha hương chưa về, gửi lại tiền choông giáo để lo việc tang ma.. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng nhân cách của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.

Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca đều được viết bằng thể thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo, độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ sáu câu tám như thường lệ mà lại vần với chữ thứ tư câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể.

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vát tôi nao.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…

Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này.

Thương con cò lâm nạn lộn cổ xuống ao…, thương con cò đi đón cơn mưa…, thương con cò chết rũ trên cây…, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Phần đông người dân nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm:

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,

(…) Cái kèo cái cột thành tên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương Xay giã giần sàng,

Đất nước có từ ngày đó…



Bình luận (0)
TH
2 tháng 7 2018 lúc 15:58

Bên nuôi con, những bà mẹ Việt Nam cất lên lời hát ru êm đềm đưa con vào giấc ngủ, nuôi tâm hồn con lớn lên từ tâm hồn dân tộc. Từ cái cò, cái vạc, bài học đấu đời của con bắt đầu:

Con cò mà đi ăn đêm...

Lời ca dao buồn man mác như kể về thân phận của một con người. Đọc bài ca dao, ta có thể cảm nhận ngay đây là một bài ca dao mang tính chất ngụ ngôn độc đáo. Liên tưởng của cuộc sống cao đẹp được tác giả trình bày qua con cò đi kiếm ăn bị gặp nạn.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Chỉ đọc hai câu lục bát thôi ta có thể hình dung đuọc cảnh cụ thể,. sinh động mà nhân vật trọng tâm lại là "con cò".

Thường thì cò đi kiếm ăn vào ban ngày, ở đây tại sao cò phải đi ăn đêm? Người đọc có thể tự trả lời bỏi vi cò nghèo, gia đình cò không đủ thức ăn để sinh sống. Mở đầu, bài ca dao đã gợi được sự thông cảm, cuốn hút. Với từ "mà" ta nghe như nửa thương xót, nửa như trách móc đồng thời cũng muốn giới thiệu trước điều bất thường sẽ xẩy ra: Đậu phải cành mềm lộn có xuống ao.
Chi tiết "lộn cổ xuống ao" đã đưa chúng ta đến giai đoạn chính căng thẳng nhất. Những từ ngữ "đậu phải", "lộn cổ" nghe thật xót xa, đau lòng. Có lẽ cò không chỉ buồn vì cái chết đang kế bên mà còn buồn vì tất cả như quay lưng đi, như trách móc cò. Nhờ nghệ thuật dùng từ độc đáo tác giả đã giúp chúng ta cảm thông với tâm sự của cò.

“Ông ơi ! Ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

đừng xáo nước đục đau lòng, cò con.

Từ "ông" mà con cò gọi ta có thể hiểu như đó là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương đó. Nếu ta cho "con cò" là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề. Phải đi kiếm ăn vào ban đêm thì "ông" cũng có nghĩa là nhân dân, là người dân chứng kiến một người khác gặp nạn và nghe được lời khan khoản.

"Ông ơi ! Ông vớt tôi nao"

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà muốn giãi bày tâm lòng trong sạch của mình:

"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"

Rõ ràng là cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt, ước muốn sau cùng của cò là:

Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau long cò con.

Cò muốn chết trong "nước trong". Nếu phải chọn một trong hai cái chết, cò vẫn xin đứng để cho cò chết trong "nước đục". Đó là điều đau đón, tủi lòng. Chi tiết "cỏ con" khiến ta có suy nghĩ. Có thể đây là một con cò còn bé chưa đủ lông cánh vừa mới lớn lên, tập tênh đi kiếm ăn để sống, chưa hiểu biết gi nhiều nên lầm lỡ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Hoặc "cò con" lá thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn cho thế hệ mai sau phải "đau lòng".

Dù gì đi nữa thì lời van xin của cò con cũng mang nhiều trắc ẩn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh những người nông dân, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn, lam lũ, đôi khi họ trở thành những "con cò đi ăn đêm". Với tính tình đôn hậu, tấm lòng trong sáng khi bị sa vào cạm bẫy, vào bún nho họ vẫn tha thiết với cuộc sông trong sạch, thanh cao nên họ cố giãi bày lòng mình:

"Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".

Tấm lòng cò, cò đã giãi bày nhưng "xáo trong" hay "xáo đục" vẫn là do "ông" quyết định. Ta chợt hiểu rằng: Không ít những con cò những con cò phải bị chết trong nựớc đục, đau lòng vì xã hội vô tình hay cố tình không hiểu, không thấy được điều đó. Từ bài ca dao giúp ta nhận rõ ra nỗi khổ của con người. Nó thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, để thông cảm trước những nỗi đau của người khác. Đồng thời ta cũng nhận ra một điều: Người Việt Nam ta đòi hỏi tinh thần mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm không vẫn đục. Thật là cao cả và đẹp võ cùng ở hai câu cuối cùng.

“Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"...

Lời dặn dò nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan mà thiêng liêng biết đường nào khi nghe nhắc đến từ "cò con"... Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới, mà rộng cửa đón nhận nền văn minh thời đại của nhiều nước trên thế giới. Điều này là tất yếu để tiến bộ, nhất là về mặt khoa học kĩ thuật và đồng thời về mặt văn hóa, sự thay đổi ắt sẽ tiếp nhận nhiều cái mới nhưng chúng ta hãy giữ lấy cái đẹp, cái cao thượng ánh lên từ bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" đã nêu trên. Đó chính là những nét đẹp cổ truyền thêm vào bản sắc mới của phong cách dân tộc ta hiện nay.

Bình luận (0)
TH
2 tháng 7 2018 lúc 16:00

Những bài ca dao, những khúc hát ru , những bài đồng dao quen thuộc mà giản dị được các bà, các mẹ, các chị ta hát lúc ta còn nằm trong nôi. Ca dao dân ca Việt Nam không chỉ là món ăn tinh thần tạo cho cuộc sống vất vả một màu sắc tươi vui hơn mà nó còn thể hiện ý nghĩa, những điều mà dân gian gửi gắm. Một kho tàng đồ sộ được nhân dân lao động tích luỹ và lưu truyền. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ bài ca dao:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,

Ông ơi ông vớt tôi nao.

Tôi có lòng nào hãy xào với măng,

Có xào thì xào nước trong

Đừng xào nước đục đau lòng cò con.”

Mỗi lần đặt tôi vào võng, “tay đưa nôi và tim hát thành lời”, tôi lại được bà ru ngủ thật dễ dàng. Những câu hát ấy hằn sâu trong trí nhớ của tôi mà lớn lên nó đã trở thành một câu chuyện tôi vẫn thường kể lại cho các em tôi nghe. Không ai đã từng một lần trong đời được nghe hát, hò với những câu thơ, lời hát có hình ảnh con cò, rặng tre, cánh đồng… Đó là một câu chuyện kể về cuộc kiếm ăn vào ban đêm của con cò- một loài động vật thường kiếm ăn vào ban đêm ở các vũng nước trũng và đục, nhưng không may “đậu phải cành mềm” mà bị “lộn cổ xuống ao”. Con cò van xin lão nông cứu giúp, mong ông rủ lòng thương mà tha mạng. Nếu có lòng thì xào cò bằng nước trong, “đừng xào nước đục” làm “đau lòng cò con”. Lúc “kết liễu” đời mình, cò mong muốn được xào với “nước trong” để phần nào an ủi được số phận long đong, lận đận, kiếp kiếm ăn đêm vất vả nuôi con. Hình ảnh con cò trắng giữa đêm tối khiến ta liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ, người mẹ miệt mài, lam lũ làm việc để kiếm miếng cơm manh áo cho con cái. Ta tìm thấy sự đồng cảm sâu sắc, xót xa và thương cảm trước số phận con cò nói riêng đồng thời đối với người phụ nữ lam lũ trong xã hội lúc bấy giờ. Tác giả dân gian đề cao tấm lòng thương con, sự hi sinh, cần cù, chịu khó đáng trân trọng của người mẹ.

Bài thơ chỉ có sáu dòng và câu chuyện nói về hình ảnh con cò đi kiếm ăn mang ý nghĩa sâu sắc. Đó không chỉ là công việc kiếm ăn đơn thuần của một con cò mà nó còn là biểu tượng cho kiếp người lam lũ, kiếm miếng cơm manh áo vào cả lúc đêm khuya. “Con cò mà đi ăn đêm”, câu thơ như một tiếng than cho số phận. Động từ “lộn” được sử dụng khá đắt giá, khắc hoạ rõ nét hình ảnh cò vướng phải chướng ngại vật. “Lộn” là chao đảo, là lộn ngược dáng hình nhỏ bé, đáng thương. Biết chắc khi “lộn cổ” thì sẽ không được sống sót nên cò mới năn nỉ “xào với măng”. Nó nói lên mong muốn khi “xào cò”, khi đã chết đi, cò mong muốn được xào “nước trong” để xoa dịu bớt phần nào nỗi đau .Với nhịp thơ 2/2/3 và 4/4, sử dụng các hình ảnh quen thuộc, gần gũi, đậm chất thôn quê, giọng thơ nhẹ nhàng như lời tâm tình, thủ thỉ tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Nhắc đến hình ảnh con cò là nhắc đến hình ảnh người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương, chịu khó khăn, vất vả để nuôi con. Để mang lại cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ, người mẹ đã phải trải qua khó khăn, nhoc nhằn. Ca dao Việt Nam đa nghĩa, không chỉ đơn thuần nói lên cuộc đời, cuộc kiếm ăn của con cò mà qua đó còn phản ánh hình ảnh người phụ nữ lam lũ, vất vả, mang tầng lớp ý nghĩa sâu sắc.

Qua bài ca dao, ta thấy được dụng ý, bài học mà dân gian gửi gắm, đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết yêu thương, vâng lời ông bà cha mẹ đồng thời gợi nhớ lại một thời nằm nôi mà mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng. Mỗi lần nghe văng vẳng đâu đây tiếng hát ru, tôi lại nhớ đến bà tôi, đến những buổi trưa hè được nằm võng đung đưa và nghe:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Bình luận (0)
TH
2 tháng 7 2018 lúc 16:00

Từ bao đời nạy, con cò gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao. Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

Sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện một cách kín đáo qua bài ca dao mang tính ẩn dụ sau đây:

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ, bởi vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn:

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.


Trời mưa. Quả dưa vẹo vọ. Con ốc nằm co. Con tôm đánh đáo. Con cò kiếm ăn.

Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò là gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc họ cày cuốc, cấy hái… cò cũng ở bên, lầm lũi bắt con tôm, con tép. Cò đứng trên bờ ruộng, thong thả rỉa lông rỉa cánh. Chiều chiều, từng đàn cò chấp chới bay về đậu trắng lũy tre ven làng.

Bài ca dao thấm đẫm cảm xúc buồn thương khi kể về cảnh ngộ éo le của một con cò mẹ trong lúc đi kiếm mồi để nuôi con. Nó gợi cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia:

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Tình cảnh của con cò là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn. Từ hình ảnh cò mọ lặn lội tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng nhân dân ta đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

Thông thường, cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái với tập tính của loài cò. Vậy tại sao cò mẹ lại phải làm như vậỵ?

Cò đi kiếm ăn vào ban đêm tà điều dặc biệt. Các tác phẩm dân gian thường kể và khai thác những điều đặc biệt. Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chỉ tiết này đã đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

Kiếm ăn ban ngày không đủ, cò mọ phải kiếm ăn cả ban đêm. Vì trời tối, cò đậu phải cành mềm cho nên mới bị lộn cổ xuống ao. Có lẽ cò mẹ không chỉ buồn vì tai nạn và cái chết gần kề mà còn buổn vì sự hiểu lầm tai hại tất sẽ xảy ra. Nội dung lời ca giúp chúng ta hiểu và thông cảm với tâm trạng của cò mẹ:

Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tồi cổ lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Tiếng kêu cứu van xin gấp gáp của cò mẹ cho thấy nó mong được cứu sống biết bao vì đàn con nhỏ đang trông đợi ở nhà. Lời khẩn cầu của cò mẹ hoàn toàn không phải vì muốn bảo toàn tính mạng mà là muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình: Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng, Lời thanh minh về sự vô tội cũng là lời thề danh dự. Tồi có lòng nào nghĩa là nếu tôi có lòng dạ hoặc ý định xấu xa nào thì ông hãy xáo măng, có nghĩa là ông có xử vào tội chết tôi cũng cam lòng.

Cò ngày ngày lặn lội kiếm ăn nay không may gặp rủi ro, hoạn nạn. Lời cò mẹ cũng là lời phân trần chân thật của những người lương thiện chẳng may rơi vào cảnh ngộ éo le. Rõ ràng, cò mẹ sẵn sàng chấp nhận cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình. Ước muốn cuối cùng của cò mẹ là nếu có bị xáo măng thì xin người hãy xáo nước trong, đừng xáo nước đục mà thêm tủi thân, tủi phận cho cò. Nước trong, nước đục là những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ. Tục ngữ có câu: Chết trong hơn sống đục. Trong bài ca dao này, nước trong và nước đục là những cảnh huống trái ngược. Nếu phải chết, cò muốn chết trong danh dự chứ không phải trong tai tiếng và nhục nhã.

Cò mẹ không muốn đàn con phải đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của mẹ. Lời van xin thống thiết cho ta thấy bản chất thật thà, đôn hậu của cò mẹ. Đứng trước tình thế cái chết đã kề bên, chợt nghĩ đến đàn con đói khát của mình đang nóng ruột chờ đợi nên cò mẹ đành cất lời van xin nếu phải chết thì được chết trong sạch.

Cò mẹ cảm thấy không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Ta có thể hiểu được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ lao động, những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn, không có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn. Trong việc lựa chọn giữa sự sống và cái chết, cò mẹ luôn nghĩ đến danh dự và trách nhiệm của mình đối với thế hệ nối tiếp.

Bài ca dao trôn đây thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta. Đáng yêu sao hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Nó gợi lên bóng dáng thân thương của những người vợ, người mẹ vất vả cả đời vì chổng vì con mà không một lời oán thán. Trên đời này, có biết bao người mẹ chấp nhận lặn lội thân cò để cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành… Còn thân mẹ, gian nan, nguy hiểm nào có sá gì!
Bình luận (0)
TH
2 tháng 7 2018 lúc 16:01

Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật, là “thơ của vạn nhà”, là tấm gương soi cho tâm hồn và đời sống dân tộc. Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ t ình cảm của người lao động bình dân Việt Nam. Ở đây, người ta không chỉ than thở về cuộc đời, về cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà còn là thái độ phản kháng xã hội, chống đối những điều ngang trái ẩn chứa tinh tế. Có khá nhiều câu ca dao mượn hình tượng “con cò” làm phương tiện nghệ thuật xây dựng nên nét đặc sắc riêng, nhưng có lẽ không bài nào có hình ảnh con cò được phác hoạ độc đáo, tỉ mỉ, giàu tính triết lí nhân sinh và sức thu hút như bài:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”

Hình ảnh con cò được bắt gặp rất nhiều trong ca dao dân ca Việt Nam, bởi lẽ, thân cò giống như người nông dân Việt vậy, đời cò sao cũng lắm nhiêu khê lầm than? Cò cũng gầy guộc, cũng chịu thương chịu khó lặn lội kiếm ăn từng chút một. Vất vả và tội nghiệp lắm, khi mà những điều rủi ro ngoài ý muốn luôn chực chờ rình rập xung quanh, chúng cứ lù lù tiến tới, mà ta không biết từ hướng nào đến d6a4u lắm lúc cảm gíc được thật rõ rệt. Run rủi thế nào...

“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Hai câu thơ lục bát mở đầu ngắn gọn và diễn trọn ý; chỉ là những từ thuần Việt hết sức dân dã nhưng sắp xếp súc tích nên đã cung cấp được những chi tiết khá tường tận và cụ thể về hoàn cảnh lâm nạn của cò. Trước nhất, hai tiếng “ăn đêm” là chi tiết đặc biệt đầu tiên, là nguyên nhân gây ra mọi xung đột về sau trong câu chuyện thương tâm, đồng thời nêu bật lên cái cảnh ngộ tréo ngoe vàngang trái. Tập tính loài cò là đi kiếm an vào ban ngày ngoài đồng ruộng, vốn đã từ lâu trở thành sinh hoạt thường nhật và quy luật tự nhiên của loài. Chỉ khi có điều kiện ngọi cảnh tác động mạnh mẽ, chúng mới phải “đi ăn đêm” cùng loài vạc vốn mâu thuẫn, xung đột ngay cả trong đời thực lẫn ca dao. Đọc kĩ, ta thấy câu ca dao thư’ nhất này lược bỏ chữ “mà” vẫn không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu; sự có mặt của nó càng làm tăng tiến thêm điều bất bình thường gây ra cớ sự ấy. Bài ca dao đặc biệt này thuộn thể loại ca dao ngụ ngôn, tức là mượng chuyện vật để nói về người; muốn hiểu được những điều tác giả gửi gắm trong đó thì phải dựa trên cốt truyện và tình tiết diễn biến của vật đó. Bài này vừa có thơ, vừa có truyện và có caa3 kịch nữa: kịch tính cao trào không chỉ nằm ở hoàn cảnh lâm nạn đã nêu ở trên mà còn ở đoạn đối thoại trực tiếp cùng mâu thuẫn nội tâm kịch liệt của nhân vật ngụ ngôn- chú cò đáng thương kia.
Đang ở dưới ao tối, kẻ sắp chết chìm ngoi lên kr6u cứu, rất thảm thiết và thành khẩn. Nó rên rỉ cầu cứu bằng tiếng kêu đứt đoạn, ngắt quãng, lạc lõng:
“Ông ơi ông vớt tôi nào
Cả câu duy nhất từ “vớt” vút nổi lên cao, còn lại đều không dấu và ngang bằng nh
ư thể không vượt qua nổi ranh giới giữa sự sống và cái chết. Liệu tâm hồn nhân vật “ông” có đủ rộng mở, hào hiệp để nghe trọn vẹn câu cầu cứu bi ai không?, vì thật sự con cò chỉ có thể kêu to và rõ mỗi từ “vớt” mà thôi... Giữa đêm tối mà may mắn có được người nhìn thấy mình bị nạn, cò xem như nhân vật “ông” đã ban tặng cho mình một đặc ân được sống. Tia sáng của sự sống vừa loé lên yếu ớt , cò lại tiếp tục chấp nhận bị nghi ngờ cho cái tội “tình ngay lý gian”. Cò lập tức thanh minh:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”
Dẫu đang trong tình trạng cấp cứu, hoàn cảnh họn nọn “ngàn cân treo sợi tóc”, con cò vẫn hết sức minh mẫn, tỉnh táo và nhớ rõ sự đời. Sự giúp đỡ sẵn long vô tư hãy còn rất hiếm hoi trên đời! Cái gì cũng có cái giá của nó. Tia sáng sự sống yếu ớt kia được thắp lên, soi cho tâm trí cò hình dung được ba con đường, ba khả năng khác nhau. Một là sự lạnh lùng vô tâm của “ông” dập tắt đi cái khao khát được sống của nó: khi “ông” thấy rồi lại quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ, mặc cho con cò chết chìm trong nước. Hai là nó được vớt lên và thương tình cho sống- hết sức mong manh và bấp bênh dẫu cho nó hoàn toàn có quyền đ
ược đối xử như vậy. Khả năng thứ ba được bản than cò và tác giả xem là “triển vọng” nhất, khi mà nó đã lường trước được cái chết còn ghê gớm, thâm hiểm hơn. Cảnh ngộ của cò là cảnh ngộ của kẻ đến bước đường cùnbg, bế tắc và bi kịch, có kah1c gì hoàn cảnh chuung của những con người lương thiện gặp hoạn nạn trong cái xã hội phong kiến đầy rẫy những bất côn, bóc lột và lợi dụng. Có lắm lúc, gặp điều không may, người ta không th6e3 không cậy nhờ vào sự giúp đỡ của người khác; nhưng nào ai có ngờ được sự cứu vớt ấy lại đẩy đưa học đến tai học và nỗi khổ cực kah1c còn lớn hơn, đau hơn trăm nghìn lần. Xót xa biết mấy khi mà niềm tin vừa thắp lên lại bị sự giúp đỡ có chủ ý làm cho lụi tàn. Biếg thế nhưng con cò vẫn thành tâm kêu cứu một cách hồn nhiên và thiết tha, như con người ta vẫn cứ tin vào lòng tốt của nhau vậy.
Tự nhận thức được cơ hội sống của mình là rất nhỏ nhoi, le lói, từ đ1o mà điều băn khoăn, ray rứt của cò giờ đây không phải là sống hay chết mà là đắn đo giữa “chết trong” hay “chết đục”. Cò mơ ước được sống, rất mãnh liệt, nhưng vẫn đủ bình tĩnh nhìn thẳng vào hiện thực, vào cái chết không thể tránh khỏi của mình. Cò đang nhờ đến sự giúp đỡ nhưng không chủ uqan ảo tường, tuyệt đối tin vào lòng tốt của người đời, vì thế cò bày tỏ rằng:
“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Vậy là cò đã chủ động chọn lựa cái chết và chủ động thổ lộ nguyện ước được “chết trong” của mình, rất cao thượng và cũng quá thành thật đến mức tội nghiệp. Thân cò đáng thương nài nỉ van xin lần sau chót:
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”
Hai tiếng cò con nghe thiết tha quá, đau đớn quá! “Cò con” là tiếng xưng hô khiêm nhường, khuất phục, lệ thuộc đối với nhân vật “ông”, hay để chỉ thân cò còn nhỏ dại, chưa đủ lông đủ cánh tự bươn chải kiếm sống; hay là ám chỉ thế hệ con cháu của nhân vật ngụ ngôn nói trong bài...?Không aui lý giải thất đáo đ
ược; Nhưng cho dù hiểu theo nghĩa nào thí nó cũng gây ra một sang chấn nho nhỏ trong lòng người đọc, đủ để con người ta thấy xúc động bồi hồi. Sẽ hay và hấp dẫn, thuyết phục hơn khi đặt hình ảnh cò con bé bỏng vào mâu thuẫn nội tâm cò, khi cò còn nhỏ mà đã biết “đau lòng” nếu phải “chết đục”. Mặt khác, sẽ thấy hợp tình hợp lý, dễ đồng cảm nếu hiểu danh từ phiếm chỉ “cò con” là để chỉ thế hệ con của con cò lâm nạn; khi ấy, nỗi đau được nhắc đến là của cả một thế hệ nối tiếp, là nỗi hổ thẹn và sỉ nhục vô chừng của cháu con khi ông cha chúng chết trong hổ thẹn và sỉ nhục.

Toàn bộ bài ca dao duy nhất chỉ là hoàn cảnh và lời thoại đến tứ một phía, ta không thấy có lời đáp hay hành động cụ thể nào từ nhân vật “ông”. Bài ca dao kết thúc đột ngột và mông lung, không ai biết rồi số phận con cò sẽ ra sao. Tác giả dân gian cho phép người đọc tự hìnnh dung ra cái kết của riêng mình để rồi làm con người ta cứ thấy thổn thức trong lòng. Bài ca dao khẽ khàng khép lại nhưng lại mở ra nhiều cái mới mẻ và xúc động. Bằng lối nói ẩn dụ tài tình và biểu cảm, hình ảnh tượng rưng con cò càng tôn lên những phẩm hạnh tốt đẹp, tâm hồn thanh cao của người Việt Nam- những người rơi vào hoàn cảnh trớ trêu vẫn trọng danh dự đến cùng

Bình luận (4)
KR
2 tháng 7 2018 lúc 16:17

A, Mở bài:

-Trong các bài ca dao xưa thì hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh quen thuộc, vì con cò thường gắn với ruộng đồng. Và có lẽ bỏi vậy mà hình ảnh con cò luôn luôn gắn với cuộc sống lam lũ của người nông dân, người phụ nữ Việt xưa.

-Nêu câu ca dao cần cảm nhận:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

B, Thân bài:

-Nói đôi nét về hình ảnh con cò trong ca dao

+Con cò luôn luôn gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao.

+Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

→Hình ảnh con cò ẩn dụ nói chuyện sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp.

+Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, thì dường như việc người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ là bình thường và quen thuộc. Bởi có lẽ vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn.

-Bài ca dao gợi ra cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia.

+Tình cảnh của con cò được nhắc đến trong câu hát là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn.

+Từ hình ảnh con cò mọ lặn lội để tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng , thì tác giả dân gian như đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

-Thông thường, thì cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái hẳn lại với tập tính của loài cò.

+Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu dường như đó mới chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chi tiết này đã chứa đựng đầy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

+Ta sẽ vẫn mãi cảm kích nhớ đến mẹ cha, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm, cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay, oan ức.

→Người Việt Nam ta luôn luôn đòi hỏi tinh thần của mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm. Một dân tộc Việt Nam như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục được chứ?

C, Kết luận

-Bài ca dao như một lời dặn dò, trăng trối nghe đến thật nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng

→Cái lẽ làm người trong sạch đó như sẽ còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn của dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương – đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm, bài ca dao màu nhiệm đến tận ngày nay.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CG
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NJ
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
KU
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết