Văn bản ngữ văn 7

H24

Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ:

1."Không thầy đố mày làm nên."

2."Học thầy không tày học bạn".

3."Thương người như thể thương thân".

4."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

5. "Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao."

Giúp tui với m.n,tui đang cần gấp lắm ạ!!!

SK
14 tháng 1 2020 lúc 19:57

1. Câu tục ngữ Việt Nam giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
14 tháng 1 2020 lúc 20:13

4.Ăn quả nhớ kẻ trồng câyân

' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' là một câu tục ngữ dân gian của ông cha ta xưa.'Ăn quả' là khi ta ăn quả ở một cái cây nào đó thì ' nhớ kẻ trồng cây'' là phải nhớ người đã vun trồng, chăm sóc cái cây đó để ta có quả chín ăn.Hay nó còn mang nghĩa' ăn quả' là khi ta làm một việc j đó mà có sự giúp đỡ của người khác thì ' nhớ kẻ trồng cây' là nhớ người đã giúp ta để đạt được mục đích đã đề ra.Ví dụ như học sinh chúng ta là những người đag còn ngồi trên ghế nhà trg thì ' ăn quả ' là những kiến thức, tri thức mà cco thày đã truyền đạt cho mik ' nhớ kẻ trồng cây' là phải biết ơn thầy cô nhớ những j mà thầy cô đã dành cho mik là sự yêu thương là sự quan tam chở che như những người cha, người mẹ thứ hai. ' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' là một câu tục ngữ hay chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy đến thế hệ sau này

---------------------------------------------------------------------------------------

5. 'Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao'

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều thể loại như : truyền thuyết, cổ tích,...Được đọc giả đón nhận và yêu thích.Và tiêu biểu hơn cả là những câu tục ngữ và ko thể nhắc đến câu tục ngữ về con người và thiên nhiên. Câu đã để lại cho em nhiều ấn tượng:

'Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao'

Bằng lói nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu và giàu hình ảnh câu tục ngữ đã nói về tình đoàn kết giữa người và người.' Một' là số ít là một cá thể riêng lẻ thì sẽ không làm nên non. Nhưng khi chụm lại có thể tạo thành một ngọn núi cao. Từ xa xưa, đoàn kết đã được coi là một vấn đề mà mọi người đều rất quý trọng. Tình đoàn kết giữa người và người cũng chính là một nghĩa của câu tục ngữ trên. Ta có thể thấy ' ba' là số nhiều và ' một' là số ít.Tức là một thì không thể làm nên non nhưng ba thì có thể thành được một ngọn núi cao.Ví dụ như chúng ta khi gặp khó khăn ta chẳng thể làm gì nếu một mình nhưng khi có sự giúp đỡ dìu dắt của ai đó thì sẽ dễ dàng đạt được đến cái đích mang tên ' thành công'.Qua câu tục ngữ trên, ta hiểu rằng tình đoàn kết sẽ giúp gắn kết người với người, đó là một câu tục ngữ hay, chúng ta nên noi theo làm theo câu tục ngữ mà ông cha ta để lại

Mik làm đc 2 bài nhé.

Học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
14 tháng 1 2020 lúc 20:28

1)

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần ...

“ ... Lòng biết ơn Thầy Không thầy đố mày làm nên , một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học ... nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm& quot;. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô. Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ... ta. Thầy không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy”

... phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
QD
14 tháng 1 2020 lúc 21:22

2. Suy nghĩ về hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn - 4 Bài văn mẫu Nghị luận xã hội lớp 7 - VnDoc.com

3.Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
14 tháng 1 2020 lúc 19:43

Làm cả hay chỉ làm một câu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MM
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết