Văn bản ngữ văn 7

NT

viết một bài văn nghị luận về cận thị học đường là mối lo ngại của các bậc phụ huynh và các em học sinh

H24
7 tháng 2 2018 lúc 20:30

Tình trạng bị cận thị đối với học sinh ngày càng nhiều, điều đó gây hạn chế tầm nhìn , ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin qua thị giác và việc học tập của các em.

Điều đáng nói là, do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ. Tuy nhiên, về lâu dài, cận thị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, thậm chí hạn chế cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của con em chúng ta trong tương lai.

Mặc dù chưa có một cuộc khảo sát nào thật quy mô và đầy đủ về tình trạng cận thị của học sinh nhưng theo nhận định của nhiều giáo viên đang đứng lớp thì tình trạng cận thị học đường xuất hiện ở hầu hết các cấp học phổ thông, từ Tiểu học đến THPT.

Cận thị là tật khúc xạ về mắt chỉ thấy rõ vật ở gần trước mắt chứ không thấy rõ vật ở xa. Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa thì 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt. Do đó, học sinh mắc cận thị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em.

Cũng theo các bác sỹ chuyên ngành nhãn khoa thì lứa tuổi mắc cận thị nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Nếu không phát hiện ra sớm để có những điều chỉnh kịp thời, tật cận thị sẽ diễn biến nặng hơn.Do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức. Có một thực trạng đáng lo ngại là trong số học sinh bị cận thị, nhiều em không biết hoặc có biết thì vì xấu hổ với bạn bè và mặc cảm với bản thân nên không dám nói với người lớn biết khi mắc các triệu chứng của cận thị khiến cho việc kiểm soát tình trạng cận thị trong học đường càng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của tình trạng cận thị học đường có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua trước hết là do việc học tập căng thẳng đã ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. So với trước đây, học sinh hiện nay phải học nhiều môn hơn đồng nghĩa với việc phải làm nhiều bài tập hơn, tiếp xúc với sách vở nhiều hơn.

Sự kỳ vọng quá lớn của các bậc phụ huynh đã khiến các em phải học tập với cường độ cao, học ở lớp, học ở nhà, học chính khóa, học thêm… Lịch học dày đặc, mắt không được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc các tật về mắt trong đó có cận thị.

Trong bản quy định về tiêu chuẩn vệ sinh học đường được Bộ Y tế ban hành từ năm 2000 có quy định khá cụ thể về cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của học sinh như: bình quân diện tích phòng học cho mỗi học sinh phải đạt từ 1m đến 1,25 m2; phòng học phải có đủ ánh sáng tự nhiên; tổng diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học; kích thước bàn ghề phải tương ứng với nhau và phải phù hợp với tầm vóc của học sinh; bảng học màu xanh lá cây hoặc đen và phải được chống lóa, có chiều dài 1,8 m đến 2 m, chiều rộng từ 1,2 m đến 1,5 m, chữ viết trên bảng phải có chiều cao không dưới 4 cm; các trường học phải có phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh… Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo việc học tập của học sinh cũng như để các em không bị cận thị và những bệnh lý học đường khác.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Đặc biệt, không phải trường nào cũng có được một phòng y tế học đường với đầy đủ các trang thiết bị và nhân viên y tế có chuyên môn đạt chuẩn để chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc mắt cho học sinh.

Việc hướng dẫn cho học sinh cách tự bảo vệ mắt và phát hiện sớm các bệnh về mắt để kịp thời điều trị ở nhiều nhà trường hiện nay có phần bị buông lỏng. Phần lớn giáo viên lên lớp chỉ chuyên tâm vào bài giảng mà ít quan tâm, chú ý đến việc điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh. Sai lệch trong tư thế ngồi đã làm cho khoảng cách từ mắt học sinh đến sách vở quá ngắn. Tình trạng trên kéo dài khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc cận thị.

Cũng theo quyết định 1221/2000 của Bộ Y tế thì: mỗi phòng học có 6-8 bóng đèn đúng quy chuẩn để đảm bảo độ chiếu sáng cho học sinh. Tuy nhiên, phổ biến ở nhiều phòng học hiện nay mới chỉ có 4 bóng đèn. Vào mùa đông, thời tiết mưa rét nhiều, bầu trời thường u ám, thiếu ánh sáng. Trong khi theo các chuyên gia nhãn khoa thì học sinh học trong điều kiện thiếu ánh sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn 2,27 lần so với việc học trong môi trường đủ ánh sáng.

Xã hội phát triển, học sinh ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận với các phương tiện giải trí hiện đại như: ti vi, internet, trò chơi điện tử, truyện tranh…, nhiều em quá sa đà vào khiến cho mắt không được nghỉ ngơi cũng là tác nhân liên quan đến tình trạng cận thị gia tăng.

Để hạn chế, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bị cận thị học đường cần tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức cho phụ huynh, học sinh về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống cận thị học đường.

Cụ thể, về phía nhà trường, cần cải thiện điều kiện vệ sinh chiếu sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học. Giáo viên lên lớp càn chú ý quan sát, điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh.

Về phía các bậc phụ huynh, cần lưu ý mỗi khi con em minh có triệu chứng hoặc đã mắc cận thị. Khi đó, các em thường không mấy hào hứng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến thị giác như: đọc sách, vẽ tranh, tô màu. Hoặc có những biểu hiện như: nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn một vật ở xa; xem ti vi, dụi mắt nhiều lần dù không buồn ngủ.

Có một thực tế là nhiều học sinh không tự phát hiện được mình bị cận thị mà chỉ cảm thấy dấu hiệu của việc nhìn xa thấy mờ. Tuy nhiên, nếu các em được kiểm tra thị lực, đo mắt thường xuyên thì việc phát hiện cũng không phải là quá khó. Khi đã phát hiện, cách tốt nhất là phải kịp thời can thiệp, điều chỉnh để tránh những ảnh hưởng lớn đến chức năng thị giác của các em.

Để điều chỉnh tật khúc xạ, người ta thường đeo kính tùy thuộc vào loại khúc xạ mắc phải. Đối với cận thị, người ta dùng thấu kính phân kỳ, là thấu kính có rìa dày hơn phần tâm. Hiện trên thi trường xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh kính thuốc, cần tìm hiểu kỹ và tìm đến những nơi có uy tín bởi không phải cửa hàng kinh doanh kính nào cũng có được đội ngũ nhân viên kiểm tra thị lực đã được đào tạo, có chuyên môn.

Đối với mỗi học sinh thì việc thường xuyên rèn luyện thể thao, học tập điều độ, sử dụng các phương tiện giải trí như: ti vi, trò chơi điện tử… một cách hợp lý là cách hiệu quả để phòng ngừa và tránh bị mắc cận thị.

Bình luận (0)
PM
7 tháng 2 2018 lúc 20:34

Luận điểm : Cận thị học đường đang là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
+ Luận cứ 1 : Thực trạng của vấn đề « Cận thị học đường » (tỉ lệ mắc bệnh ở học sinh các cấp)
-Ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.
-Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là cận thị rất cao và có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
+ Luận cứ 2 : Xác định các nguyên nhân.
-Thiếu ngủ hoặc ít ngủ: phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
- Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
- Xem TV quá gần: Nếu như ngày nào cũng xem TV nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3 m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy một số người bị cận thị, một số khác thì không.
+ Luận cứ 3 : Một số giải pháp ngăn chặn.
- Tránh mắt phải điều tiết quá nhiều bằng cách duy trì phương pháp học tập khoa học: ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng, khoảng cách đọc, nghỉ ngơi hợp lý…
- Bảo vệ mắt khỏi những tác động xấu từ bên ngoài bằng cách đeo kính khi ra đường. Tránh không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì đây là khoảng thời gian có nhiều tia tử ngoại nhất, có khả năng gây tổn thương lớn cho võng mạc.
- Ngoài 2 yếu tố trên, theo các chuyên gia, để mắt luôn sáng khỏe mạnh nên bổ sung những chất giúp mọi bộ phận của mắt luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất và những chất giúp tăng cường thị lực cho mắt như: Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium myrtillus, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Selen, Kẽm....

Bình luận (0)
ND
7 tháng 2 2018 lúc 20:35

gơi ý:

Luận điểm : Cận thị học đường đang là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
+ Luận cứ 1 : Thực trạng của vấn đề « Cận thị học đường » (tỉ lệ mắc bệnh ở học sinh các cấp)
-Ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.
-Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là cận thị rất cao và có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
+ Luận cứ 2 : Xác định các nguyên nhân.
-Thiếu ngủ hoặc ít ngủ: phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
- Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
- Xem TV quá gần: Nếu như ngày nào cũng xem TV nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3 m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy một số người bị cận thị, một số khác thì không.
+ Luận cứ 3 : Một số giải pháp ngăn chặn.
- Tránh mắt phải điều tiết quá nhiều bằng cách duy trì phương pháp học tập khoa học: ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng, khoảng cách đọc, nghỉ ngơi hợp lý…
- Bảo vệ mắt khỏi những tác động xấu từ bên ngoài bằng cách đeo kính khi ra đường. Tránh không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì đây là khoảng thời gian có nhiều tia tử ngoại nhất, có khả năng gây tổn thương lớn cho võng mạc.
- Ngoài 2 yếu tố trên, theo các chuyên gia, để mắt luôn sáng khỏe mạnh nên bổ sung những chất giúp mọi bộ phận của mắt luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất và những chất giúp tăng cường thị lực cho mắt như: Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium myrtillus, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Selen, Kẽm....
Bình luận (0)
DT
7 tháng 2 2018 lúc 20:41

Luận điểm : Cận thị học đường đang là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
+ Luận cứ 1 : Thực trạng của vấn đề « Cận thị học đường » (tỉ lệ mắc bệnh ở học sinh các cấp)
-Ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.
-Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là cận thị rất cao và có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
+ Luận cứ 2 : Xác định các nguyên nhân.
-Thiếu ngủ hoặc ít ngủ: phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
- Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
- Xem TV quá gần: Nếu như ngày nào cũng xem TV nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3 m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy một số người bị cận thị, một số khác thì không.
+ Luận cứ 3 : Một số giải pháp ngăn chặn.
- Tránh mắt phải điều tiết quá nhiều bằng cách duy trì phương pháp học tập khoa học: ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng, khoảng cách đọc, nghỉ ngơi hợp lý…
- Bảo vệ mắt khỏi những tác động xấu từ bên ngoài bằng cách đeo kính khi ra đường. Tránh không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì đây là khoảng thời gian có nhiều tia tử ngoại nhất, có khả năng gây tổn thương lớn cho võng mạc.
- Ngoài 2 yếu tố trên, theo các chuyên gia, để mắt luôn sáng khỏe mạnh nên bổ sung những chất giúp mọi bộ phận của mắt luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất và những chất giúp tăng cường thị lực cho mắt như: Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium myrtillus, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Selen, Kẽm....

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
IT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết