Văn bản ngữ văn 7

GB

viết đoạn văn nghị luận trình bày cách hiểu của em về câu tục ngữ :không thầy đố mày làm nên

DN
28 tháng 2 2020 lúc 15:19

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Tham khảo thôi bạn nhé!ok

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
28 tháng 2 2020 lúc 15:26

Gợi ý:

Luận điểm: Giải thích:
+ "Không thầy" là không có người dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta tiếp thu kiến thức.
+ "Đố mày" như một lời thách thức đối với người học về sự thành đạt của họ.
+ "Làm nên" là có được thành công, làm nên công danh sự nghiệp.
=> Như vậy, không có thầy dạy dỗ, chỉ bảo, người học không thể tiếp thu thêm kiến thức, không làm nên công danh sự nghiệp. Câu tục ngữ đã khảng định vai trò, tầm quan trọng của thầy cô, từ đó nhắc nhở mỗi người sống cần có lòng biết ơn.
-Luận điểm 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy cô?

Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, dạy ta từng con chữ, con số, uốn nắn từng nét chữ,... Là người dạy chúng ta tìm hiểu nguồn tri thức vô tận của nhân loại. Từ đó tầm hiểu biết ngày càng nâng cao, mở rộng thuộc mọi lĩnh vực,..Chính thầy cô là người giúp ta mở cánh cửa của tri thức nhân loại, vững bước vào tương lai. Là người dạy cách ứng nhân xử thế, đạo lý làm người, kính trên nhường dưới, lễ phép, phân biệt tốt xấu,.. Là người dành cho những tình cảm yêu thương, gần gũi, chia sẻ, tiếp thêm nghị lực, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khắn thử thách, thực hiện những ước mơ hoài bão,... Nếu không có thầy cô, người học luôn đối mặt với khó khăn, thậm chí gục ngã trên con đường chinh phục nguồn tri thức mới, thành tựu mới,...

+ Chứng minh: Cuộc sống cho thấy từ xưa tới nay, biết bao người thầy đã đào tạo được nhiều học trò, như:

Khổng Tử. Chu Văn An. Đặc biệt người thầy Hồ Chí Minh đã đào tạo được những học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp,... ....

- Luận điểm đ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..Khẳng định người thầy có một vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công của người học. Tuy nhiên, câu tục ngữ vẫn còn phần hạn chế. Vì sự thành đạt còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng học tập của người học,...
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt, thái độ bất kính với thầy cô,...Trong học tập còn lười biếng, ỷ lại,..
-Luận điểm 4: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?

Cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng, vị trí, công lao của người thầy. Người học cần thể hiện lòng biết ơn, thái độ kính trọng, lễ phép, dành tình cảm tốt đẹp nhất đến với người thầy,.. Sống ko thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,.. Là học sinh sống cần có lòng biết ơn thầy cô, ra sức học tập để đạt thành công,...

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
Xem chi tiết