Văn bản ngữ văn 7

VN

viết đoạn văn ngắn về tệ nạn ma túy ( khoảng 15 đến 20 dòng giấy thếp nha )

BH
28 tháng 3 2018 lúc 14:24

Bản thân mỗi chúng ta cần nhận thức đúng đắn rằng ma túy là một tệ nạn gây ra những tác hại nguy hiểm trước hết đối với chính bản thân mình, sau đó là gia đình và xã hội. Ma túy có thể mê hoặc con người, biến con người nhanh chóng trở thành những con rối về tất cả mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... Đáng lo ngại hơn đó là con đường đến với ma túy không có gì là khó khăn, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Ma túy thâm nhập vào chúng ta một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Lẽ thường thì tuổi trẻ bao giờ cũng ham vui, ham lạ, đua đòi. Đây là điểm yếu để ma túy tấn công dần dần các chàng trai mặt còn bấm ra sữa, chỉ mười lăm, mười bảy tuổi đã đua đòi bắt chước các anh thanh niên, phì phèo điếu thuốc để cố làm ra vẻ mình là kẻ rất lãng tử, rất sành điệu. Và thế là một lần, hai lần rồi nhiều lần để đến lúc tự trói mình bằng một sợi dây vô hình nhưng không sao cởi thoát được. Hơn thế nữa trong cái xã hội xô bồ, bon chen hiện nay, người tốt thì hiếm, kẻ xấu lại nhiều. Bởi vậy không ít người đã bị bạn bè xấu rủ rê hút, chích. Cha ông ta đã từng đúc kết: “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Điều đó quả không sai. Chỉ cần vài lời khích bác chạm đến lòng tự ái “nam nhi” thế là các chàng vội chép mình: “Thì thử cho biết đời, sống là phải biết hưởng thụ tất cả, nhằm nhò gì ba thứ vớ vẩn ấy, chuyện vặt..." Thế là quen, không có không chịu được. Thiếu nó ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn bã và tìm đến nó như một sự giải thoát, một nguồn vui và coi nó như cứu tinh sau một cơn vật vã. Con đường từ thử hút thuốc lá, đến thử hút hê-rô-in và đến nghiện rồi lệ thuộc hoàn toàn là vô cùng ngắn ngủi. Cùng như từ con người tự do trở thành nô lệ của ma túy cũng chẳng bao xa.

Ma túy, chủ nhân của những con rối. Điều đó có nghĩa là bất cứ ai khi mắc vào ma túy đều trở thành những con rối dưới sự điều khiển giật dây của ma túy. Ma túy có sức mạnh vô địch khiến con người phải đầu hàng, gục ngã một cách nhanh chóng. Thật đáng thương cho những kẻ bị ma túy hành hạ về thân xác đến mức không chịu đựng được. Có người bị chết sau cơn sốc ma túy. Không chỉ dừng lại ở sự hành hạ về thể xác mà ma túy còn hành hạ cả tinh thần của con người. Đó là khi ma túy từng bước ngấm sâu vào máu của chúng ta thì chúng ta không thể sống thiếu nó. Mà muốn có thuốc để thoả mãn đòi hỏi phải có nhiều tiền. Vậy là tiền hết rồi mọi của cải vật chất trong nhà cũng lần lượt đội nón ra đi. Cùng đường hơn nữa thì con nghiện buộc phải xoay xở mọi cách như đi lừa đảo, ăn trộm, cướp giật, thậm chí giết người... Và không biết những gì có thể xảy ra nữa đây? Bởi khi đã bị ma túy điều khiển thì dù là người thông minh sáng suốt, ý chí đến đâu cũng đều bị mê hoặc, trở thành thú vật, mất hết tính người và mọi hành động đều xấu xa. Ma túy từng bước biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta, làm thui chột sự sống của con người.

Ma túy bao gồm thuốc phiện, cần sa, hê-rô-in và nhiều loại chất kích thích khác. Ma túy không dung tha cho một kẻ nào một khi đã liên quan đến nó. Một khi đã nhiễm phải thì rất khó từ bỏ. Nếu ngày xưa người nghiện ma túy thường là một số trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội và một bộ phận nhỏ đồng bào dân tộc còn ấu trĩ thì trong xã hộ hiện nay, người nghiện ma túy phần lớn là ở độ tuổi thanh thiếu niên đang phát triển thể lực để chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Càng ở những nơi phát triển, đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ thì tỉ lệ nghiện ma túy càng cao. Với lối sống buông thả, muốn tận hưởng tất cả mọi hương vị của cuộc sống, thêm vào đó là sự thiếu nghiêm khắc, thiếu trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ khiến ma túy đến với con người một cách dễ dàng. Phần lớn những người nghiện ma túy đều có suy nghĩ sai lầm là chỉ thử một lần, hai lần để biết thì không thể nghiện được, Nhưng họ đâu biết rằng chỉ cần có lần thứ nhất sẽ có lần thứ hai và nhiều lần nữa. Như vậy là chính bạn đã tự dâng hiến tính mạng của mình vào tay thần chết. Dường như khi đã mắc vào ma túy thì các ngưỡng cửa để quay lại làm người chân chính là xa vời. Rất nhiều người tuổi đời còn quá non trẻ nhưng chỉ vì một lầm lẫn không đáng đã phải tự hủy hoại sự sống của mình. Sống không ra sống, chết không ra chết, giống như những con lật đật mà chủ nhân của họ không phải ai khác ngoài ma túy.

Bình luận (0)
BH
28 tháng 3 2018 lúc 14:25

1. Mở bài:

- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...

- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.

- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

*Chúng ta cần:

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

Bình luận (0)
DT
28 tháng 3 2018 lúc 16:17

Trong cuộc sống ,bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu đó có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma túy, rượu hoặc băng đĩa có nội dung độc hại, nếu như giới trẻ của chúng ta không kiên định vẫn lập trường tự chủ , dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Cờ bạc, thuốc lá, ma túy …..là những thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng , đạo đức, sức khỏe, kinh tế , nòi giống ….đây cũng là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước ,dân tộc. Tóm lại, tất cả những tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Thế nên, giới trẻ của chúng ta hiện nay, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi chúng ta phải tự rèn luyện , tu dưỡng không ngừng trong học tập , trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội.

Bình luận (0)
KT
5 tháng 5 2018 lúc 19:35

Trong cuộc sống ,bên cạnh nhiều tập quán, những thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu đó có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, rượu ,...đặc biệt là ma túy.Nếu như giới trẻ của chúng ta không kiên định vẫn lập trường tự chủ , dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ma túy là tệ nạn xa hội có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng , đạo đức, sức khỏe, kinh tế , nòi giống ….đây cũng là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước ,dân tộc. Nói tóm lại, ma túy cúng như tất cả những tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Cho nên, giới trẻ của chúng ta hiện nay, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi chúng ta phải tự rèn luyện , tu dưỡng không ngừng trong học tập , trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết