Hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

TA

Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng.

PH
31 tháng 10 2017 lúc 19:01

Trong xã hội hiện nay, có một bộ phận người “thùng rỗng kêu to”, luôn cho mình là người có kiến thức sâu rộng mà không coi trọng ý kiến của người khác. Câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã nhẹ nhàng phê phán những con người như thế.

Có một chú ếch do sống trong một chiếc giếng nhỏ bé nên ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung nhỏ, bởi xưa nay ếch chưa từng ra khỏi miệng giếng. Trong môi trường đó, chỉ có những con vật nhỏ bé hơn nó. Mỗi khi ếch kêu ộp ộp thì nhái, cua, ốc đều rất hoảng sợ. Bởi thế, nó nghĩ mình là người mạnh nhất, là chúa tể của các loài vật. Nó luôn ngạo mạn với tất cả mọi vật và cho mình là nhất. Một năm nọ, khi trời mưa to, miệng nước dâng lên cao đưa ếch ra ngoài. Vẫn quan thói cũ, ếch nhâng nháo đưa mắt nhìn lên trời, chẳng thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp

Câu truyện tuy ngắn nhưng đã phê phán một cách nhẹ nhàng, hài hước những con người có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, ngạo mạn, luôn cho mình là nhất. Đồng thời, câu truyện còn khuyên nhủ mọi người phải luôn luôn trau dồi kiến thức, mở mang hiểu biết của mình, không nên chủ quan vì kiến thức là vô tận, không bao giờ có thể học hết được.

Tác giả đã khéo léo miêu tả môi trường sống của chú ếch để nói rằng, môi trường sống cũng ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, đương nhiên bầu trời sẽ chỉ nhỏ xíu như cái vung. Ngày nào cũng thấy như vậy thì đương nhiên nó sẽ khẳng định trời chỉ to bằng chừng ấy. Hơn nữa, ở dưới giếng lại chỉ có những con vật nhỏ bé hơn nó, yếu đuối hơn nó nên việc tự đắc là hoàn toàn có thể. Sống trong môi trường không có sự va chạm, không có gì để học hỏi thật trái ngược với môi trường rộng lớn ngoài kia, bởi thế ếch đã phải nhận lấy hậu quả cho sự cao ngạo của mình. Chi tiết này có ý nghĩa hiện thực, lại có ý nghĩa tượng trưng.

Thông qua câu truyện, người xưa muốn khuyên chúng ta dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng học tập để mở rộng tầm hiểu biết. Chúng ta không thể chỉ ngồi im một chỗ mà phán đoán thế giới vạn vật luôn luôn chuyển biến xung quanh mình. Cuộc sống là để chúng ta học hỏi. Ngoài trường học, chúng ta còn có trường đời. Trường đời thì vô vàn kiến thức. Chúng ta phải biết đứng lên từ những lần vấp ngã để trưởng thành hơn, để biết mình còn nhiều điều thiếu sót và học được cách không chủ quan, kiêu ngạo.

Câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một bài học để chúng ta tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân. Đừng bao giờ trở thành “ếch ngồi đáy giếng

Bình luận (0)
H24
3 tháng 11 2018 lúc 21:29

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Bình luận (0)
ND
4 tháng 11 2018 lúc 13:44

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích. Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải! Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác. Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

hihiChúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
OT
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
LZ
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết