Văn bản ngữ văn 7

HN

Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang cua rbaf huyện thanh quan

HH
27 tháng 11 2016 lúc 8:41

Qua đèo ngang là bức tranh phong cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà đc khúc xạ qua tâm trạng nhà thơ. Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên với thiên nhiên heo hút ( Cỏ cây chen lá, lá chen hoa ),thấp hoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ (tiều vài chú,chợ mấy nhà).Giữa cảnh ấy,nỗi nhớ nước thương nhà trào lên cùng với nỗi buồn thầm lặng, cô đơn, da dieetstrong lòng tác giả. Qua Đèo Ngang vừa là bức tranh phong cảnh lại là bức tranh tâm cảnh của nữ sĩ - và đó chính là vẻ đẹp sâu lắng, gợi lên nhiều suy nghĩ đối với nhười đọc bao đời nay của nhà thơ. Tất cả đã làm nên chiều sâu cảm xúc, chiều sâu suy nghĩ của bài thơ, đem đến cho thi phẩm 1 vẻ đẹp riêng. Ai đã tưng đọc bài thơ này rồi thì sẽ ko thể nào quen đc.

Bình luận (0)
H24
27 tháng 11 2016 lúc 9:00


Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

Bình luận (0)
TQ
27 tháng 11 2016 lúc 9:22

" Qua đèo ngang " là một trong những bài thơ hay của bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng cong hoang sơ . Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm kín của tác giả . Mở đầu bài thơ là khung cảnh đèo ngang hoang vắng , vô địch chỉ có cây cỏ chen chúc nhau rậm rạp . Mở rộng tầm nhìn ra xa , nhà thơ đã nhìn thấy sự sống nhưng quá ư là thưa thớt : " lác đác " và nhỏ bé : " lom khom " chính vì vậy mà cảnh đèo ngang càng hoang vắng , đìu hiu hơn . Trước khung cảnh ấy , trong lòng tác giả dậy lên nỗi niềm nhớ nước thương nhà , nhớ về một thời đại hoàn kim đã qua , về một thời vàng son đã qua . Bài thơ đã kết thúc bằng cum từ " Ta với ta " diễn tả nỗi buồn , cô đơn đến cực điểm của tác giả . " Ta với ta " tuy hai mà một , một mình bà đối diện với trời , mây , non , nước khiến cho nỗi buồn , nỗi cô đơn và nỗi hoài cổ trở nên sâu thẳm , da diết hơn .

 

Bình luận (0)
NY
27 tháng 11 2016 lúc 9:39

" Qua Đèo Ngang" Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù xuất hiện bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sống nhưng vẫn heo hút, vắng lặng hoang vu đồng thời tâm trạng buồn bả, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ nước da diết.

Chúc bn hok tốt !!!

Bình luận (0)
NT
31 tháng 10 2018 lúc 22:37

- Trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan:
+ Chữ ta thứ nhất chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
+Chữ ta thứ hai chỉ tâm trạng và chính bản thân của tác giả

=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:

+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
*
Đặc biệt bài thơ còn thể hiện rõ:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên hoang sơ rộng lớn và heo hút ở chốn Đèo Ngang

Bình luận (0)
H24
3 tháng 11 2021 lúc 20:35

Đọc "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên nơi đèo Ngang hùng vĩ, tươi đẹp nhưng cũng không kém phần hoang sơ, heo hút mà còn cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan ẩn chứa qua từng câu chữ. Đó là nỗi cô đơn, lạnh lẽo, nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà khi đứng nơi đất khách quê người vào buổi chiều tà, nhìn khung cảnh xung quanh chỉ toàn "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Cảnh hùng vĩ, lớn lao đấy nhưng mênh mông, rợn ngợp khiến con người ta có cảm giác nhỏ bé, đơn độc. Đó còn là cảm xúc khi nhìn thấy sự sống con người nhưng đều ít ỏi, "lác đác bên sông chợ mấy nhà" hay "lom khom dưới núi tiều vài chú", cách chọn lọc từ láy và nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh cảnh thêm tiêu điều, ảm đạm, cho lòng người thêm cô đơn, buồn tủi. Tiếng lòng ấy còn được bật ra thành tiếng "nhớ nước", "thương nhà" khi bà nghĩ đến cảnh nước nhà loạn li, nhân dân lầm than đói khổ, bản thân phải xa quê hương, xa gia đình đến một nơi xa lạ. Bà Huyện Thanh Quan đã rất tài tình khi vận dụng điển tích "con quốc quốc", "cái gia gia" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ để diễn tả kín đáo nỗi lòng đó của bản thân. Và nỗi cô đơn của nữ thi sĩ càng được tô đậm hơn khi "dừng chân đứng lại" chỉ thấy cái rộng lớn, rợn ngợp của "trời, non, nước" và giữa chốn không gian bao la đó chỉ còn lại "Một mảnh tình riêng, ta với ta". Người thi sĩ đó chợt nhận ra chỉ có một mình bản thân nhỏ bé bơ vơ đứng giữa khoảng không vũ trụ, khiến cho nỗi cô đơn càng thêm thấm thía, chỉ có "ta với ta" lạc lõng không biết chia sẻ nỗi buồn, nỗi nhớ nhà, thương nước cùng ai. Như vậy, có thể nói rằng ẩn sau bức tranh thiên nhiên nơi cảnh đèo Ngang mênh mông hùng vĩ, Bà Huyện Thanh Quan đã gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân, qua đây cũng giúp ta hiểu rõ hơn về tình yêu nước, thương nhà sâu đậm của nữ thi sĩ này.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
N1
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết