Văn bản ngữ văn 7

NL

Viết các đọan văn:
a, Cảm nhận về bức tranh phog cảnh Đèo Ngang.
b, Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ "Qua đèo Ngang"
c, Cảm nhận về tình bạn cao đẹp trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà"
Trong đọan có sử dụng: quan hệ từ, từ đồg nghĩa, từ trái nghĩa (Gạch chân)

PC
14 tháng 10 2018 lúc 17:12

c/

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỉ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Hk tốt

Bình luận (0)
PC
14 tháng 10 2018 lúc 17:09

a/

Lật giở những trang thơ trữ tình của Bà Huyện Thanh Quan ta thường thấy thiên nhiên trong thơ bà hiện lên với một vẻ đẹp trang nhã, nhưng cũng man mác buồn. Bài Qua Đèo Ngang cũng là một bài thơ như thế, bức tranh trong bài thật hữu tình nhưng ẩn trong đó là tâm sự u hoài của tác giả.

Bài thơ chỉ vẻn vẹn tám câu nhưng đã gợi lên trong tâm trí người đọc một bức tranh Đèo Ngang với trời, non, nước.

Mở đầu bài thơ, nữ sĩ giới thiệu: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”.

Không phải vô tình khi bà chọn bóng xế tà để tả cảnh. Chiều tà, ấy là thời điểm gieo vào lòng người những nỗi niềm cảm xúc. Cảnh Đèo Ngang vốn nổi tiếng là đẹp, lại ẩn dưới bóng chiều thì càng gợi cảm hơn, càng như có hồn hơn. Cho nên những cảnh vật xuất hiệntrong bài thơ: trời, núi, sông với cỏ cây, hoa lá chen vào đá núi đều là những cảnh sơn thủy hữu tình.

Câu thơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” diễn tả thật sinh động sức sống dồi dào của hoa lá, tạo nên một bức tranh hoang dã mà hùng vĩ. Đó là vẻ đẹp sơ khai nguyên thủy của thiên nhiên không dễ có trong thơ cổ. Cảnh ấy càng đẹp khi được đặt trong một không gian cao và xa của trời đất.

Toàn cảnh Đèo Ngang dường như được thu vào tầm mắt của nhà thơ, lại còn được gợi lên trong tâm hồn, bởi nơi đây không chỉ có màu sắc, hình ảnh mà còn có âm thanh. Văng vẳng đâu đây trong hốc đá, giữa chiều muộn tiếng gọi bầy của chim đa đa, chim cuốc cuốc. Âm thanh vang vọng khiến cảnh càng thêm trang nhã.

Bài thơ viết về một vùng bao la, mĩ lệ của miền Trung nước Việt nhưng vẫn có vẻ hoang vu, quạnh quẽ bởi nó được cảm nhận từ tâm trạng u hoài của nữ sĩ.

Đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy khung cảnh chiều tà xuất hiện trong thơ bà không chỉ một lần. Phải chăng đó là dụng ý để tả tâm trạng của nhà thơ? Chiều tà khiến cho cảnh vật thường nhạt nhòa, vì thế nó thường gieo vào lòng người những nỗi buồn bơ vơ nhất là với người lữ thứ. Hơn nữa cảnh vật Đèo Ngang thật mênh mông, cây cỏ, hoa lá chen chúc với đá gợi bao xa lạ cho người bộ hành nơi đất khách. Từ trên cao nhìn xuống chân đèo, khách bộ hành chỉ thấy thiên nhiên rợn ngợp, còn sự hiện hữu của con người lại quá thưa thớt: Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bèn sông, chợ mấy nhà.

Hình ảnh con người bị thu nhỏ lại bởi dáng lom khom, càng nhỏ bé khi xuất hiện dưới núi. Còn mấy quán chợ tiêu biểu cho hoạt động cuộc sống con người cũng chỉ thấp thoáng lác đác bên sông phía dưới ấy mà thôi. Sự xuất hiện của con người ở đây không tạo nên sự giao hòa đồng cảm chia sẻ nỗi buồn được mà chỉ làm tăng nỗi cô đơn vì xa cách. Đã thế tiếng chim lẻ bạn cứ khắc khoải kêu hoài:

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mồi miệng, cái gia gia.

Âm thanh tha thiết lan tỏa không gian của một ngày tàn nơi hoang vắng, vừa có cái gì da diết vừa có cái gì xót xa thấm vào tâm trạng nhà thơ, gợi lên nỗi thương nhà, nhớ nước. Nhớ nhà thì đã rõ, bởi bà đang xa nhà. Nhưng tại sao đang sống giữa thời bình mà lạinhớ nước như tâm trạng kẻ mất nước vậy? Phải chăng là tâm trạng hoài Lê như người ta thường nói về câu thơ này? Chắc đây không phải là tâm trạng đó, vì khi bà ra dời thì triều đại này đã mất từ lâu. Nếu nói rằng bà chịu ảnh hưởng tâm sự của người cha là quan của triều Lê thì chắc cũng không nặng nề đến thế. Vậy phải chăng tiếng kêu nẫu ruột của con chim cuốc đã khơi dậy trong bà nỗi đau “cảm cổ thương kim” thường cũng là tâm sự của nhiều kẻ sĩ Bắc Hà. Thương về nỗi thế sự tang thương hiện tại mà nhớ về một quá khứ vàng son rực rỡ.

Nỗi niềm tâm sự ấy không biết chia sẻ cùng ai ở nơi chỉ có trời, non, nước:

Dùng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta,

Một bên là cái bao la của đất trời, một bên là nỗi cô đơn tuyệt đối. Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy (4-1-1-1) không theo luật thơ Đường bình thường, nhờ thế góp phần không nhỏ vào diễn đạt tâm trạng của nhà thơ. Cảnh vật bị tách rời ra như tâm trạng đang tan ra từng mảnh. Trong thơ cổ khi tả nỗi cô đơn, các thi nhân thường cảm nhận quanh mình không có con người, chỉ đối diện với vật vô tri (“Còn một non xanh là cố nhân” - Nguyễn Trãi; “tựa gối ôm cần” - Nguyễn Khuyến; “Thức suốt năm canh một ngọn đèn” - Tú Xương,...). Còn dối với Bà Huyện Thanh Quan thì đến một vật vô tri cũng không có, chỉ mình đối diện với nỗi cô đơn của chính mình: “ta với ta”. Nỗi cô đơn trong tâm hồn thi nhân thốt lên thành lời thơ ngắt quãng như thổn thức.

Qua Đèo Nganglà một bài thơ trữ tình đặc sắc của Bà Huyện Thanh Quan: Cũng là một buổi chiều của tâm trạng, cũng có câu thật buồn như câu thơ cuối, nhưng cảnh chưa “tang thương” đến nỗi đứt ruột “luống đoạn trường” mà cảm khái non nước trong bài thơ này là nỗi buồn dịu dàng man mác. Vĩ đọc bài thơ người ta có buồn nhưng những bức tranh thiên nhiên độc đáo lại đem đến những cảm xúc tao nhã, thiết tha về giang sơn gấm vóc.

Hk tốt

Bình luận (0)
PC
14 tháng 10 2018 lúc 17:10

b/

Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Khi nhà thơ bước chân đến đèo ngang cũng là thời điểm chiều buông. Hình ảnh bóng xế tà không chỉ gợi ra không gian đất trời khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm chuẩn bị buông, vừa gợi ra được nhịp vận động lờ lững, chậm chạp của những đám mây trên bầu trời. Không gian được gợi ra có chút hoang vắng, lại ẩn nhẫn sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, tác giả đã điệp từ chen vừa gợi ra cái đông đúc, rậm rạp của cỏ cây nơi mình đặt chân đến, đồng thời lại gợi ra được vẻ hoang sơ, tự nhiên của chốn núi rừng.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Từ láy “lom khom’ gợi ra dáng vẻ của người tiều phu trở về nhà trong khung cảnh chiều buông, “lác đác” lại gợi ra sự thưa thớt, trống vắng của không gian sống, không gian sinh hoạt. Trong hai câu thơ này, bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi có phần nhỏ bé, không gian sống chưa kịp gợi lên sự ấm áp thì bị sự thưa thớt về khoảng cách đẩy lùi. Do đó có nói về con người, về sự sống thì cũng không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn, tịch mịch. Cuộc sống đã thưa thớt lại tiêu điều đến thê lương với sự lác đác của lều chợ.
Tầm nhìn được mở rộng nhưng lại gợi sâu thêm nỗi cô đơn, trống vắng của con người tha phương nơi đất khách:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. “Dừng chân” gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình “Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.

Hk tốt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HL
Xem chi tiết
N1
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết