Văn bản ngữ văn 7

CN

Viết 1 đoạn văn phân tích tác dụng của phép so sánh và ẩn dụ trong bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

CN
29 tháng 7 2019 lúc 14:17

Chỉ so sánh và ẩn dụ thôi nhé !

Bình luận (0)
CC
29 tháng 7 2019 lúc 14:34

Trong hai dòng thơ đầu của câu thơ trên, tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh "công cha'',''nghĩa mẹ" vốn là những khái niệm trìu tượng để so sánh với hình ảnh cụ thể ''núi ngất trời'',''nước ở ngoài biển Đông''. Những hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao để cụ thể hóa công lao của cha mẹ. Núi ngất trời là một ngọn núi không thấy ngọn để tô đậm công lao của người cha như một trụ cột đầy vững chắc. Nước ở ngoài biển Đông nhằm nhấn mạnh tình yêu thương của mẹ không bao giờ vơi cạn. Trong bài ca dao tác giả dân gian còn sử dụng cụm từ ''Cù lao chín chữ'' như muốn khuyên nhủ những người làm con phải biết ghi lòng tạc dạ bao công lao vất vả, nuôi dưỡng của cha mẹ từ đó người con phải biết báo trọng chữ hiếu. Qua bài ca dao trên tác giả dân gian đã đề cao công lao to lớn của cha mẹ dành cho con cái không đếm được. Niềm hạnh phúc của con cái là được sống trong tình yêu thương đó

Bình luận (0)
H24
29 tháng 7 2019 lúc 17:35

Tham khảo

Hai câu ca dao đầu: " Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ nhưu nước ở ngoài biển Đông" Tác giả dân gian đã sử dụng rất hiệu quả hình ảnh so sánh làm lời ca đậm chất trữ tình và khơi gọi trong lòng người đọc những cảm xúc về công cha nghĩa mẹ: " Công cha" so sánh với " núi ngất trời". Núi ngất trời là ngọn núi cao mà chúng ta khó nhìn thấy đỉnh của nó. Núi ngất trời đò sộ vững chãi giữa biển trời mây nước là một hình ảnh to lớn của thiên nhiên. Vì thế công cha được ví với núi ngất trời là 1 hình ảnh so sánh hợp lí gợi cảm để ca ngợi công ơn to lớn của người cha. Người cha thực sự là cỗ dụa vững chắc, là trụ cột của gia đình, là chỗ tin tưởng, cậy nhờ của người con. " Nghĩa mẹ được so sánh với "nước ở ngoài biển Đông" cũng là cách so sánh gợi cảm. " Nước ở ngoài biển Đông" không bao giờ vơi cạn theo năm tháng. Vì thế, hình ảnh so sánh " nghĩa mẹ " với " nước ở ngoài biển Đông giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc tình yêu thương bao la, không bao giờ vơi cạn mà người mẹ dành cho con cái. Đó là 1 niềm thương yêu vô cùng, vô tận, luôn chảy vào lòng con để nuôi lớn nững người con yêu theo từng ngày, từng tháng, từng năm. Với cách so sánh đó giúp chúng ta hình dung một cách đầy đủ công cha và nghĩa mẹ, thấm sâu hơn tình nghãi thiêng liêng mà cha mẹ đã dnahf cho con cái. Tác giả dân gian đã lấy cái to lớn, vĩnh hằng của thiên nhiên để nói lên công lao của cha mẹ, càng khẳng định tình yêu thương bền vữ mà cha mẹ dành cho con cái. - Hai câu ca dao cuối: Hình ảnh ẩn dụ núi cao biển rộng mênh mông nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ khiến người đọc có một sự rung cảm, ngưỡng mộ trước công lao trời biển đó. Kết thúc bài ca dao là một câu cảm thán tựa như một lời nhắn nhủ, một lời khuyên tha thiết con cái phải biết ghi lòng tạc dạ, khắc cốt ghi tâm công lao của cha mẹ. Đó là công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người 3. Bài ca dao đạt độ chuẩn mực về ngôn từ gúp người đọc cảm nhận được sự thiêng liêng trong tình cha và nghĩa mẹ. Hơn thế nữa đây là một bài học về đaọ làm con thật sâu sa và thấm thía. Bài ca dao đọa đức này đã trở thành một truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Mông nhận đc sự đền

Bình luận (0)
VT
29 tháng 7 2019 lúc 18:26

Tham khảo:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
H24
29 tháng 7 2019 lúc 20:28

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Bình luận (0)
H24
30 tháng 7 2019 lúc 16:34

Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai là không biết đến câu ca dao mà tác giả dângian đã viết ddeer nói vềcông lao của cha mẹ, truyền lại cho những thế hệ đời sau:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mệ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công lao to lớn của cha mẹ đã được khẳng định qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
" Công cha như núi Thái Sơn" và "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Qua việc sử dụng nghệ thuật so sánh trê, chúng ta đã hình dung và cảm nhận được rất rõ về:
Công sinh thành, dưỡng dục con cái của người cha: lớn lao, vĩ đại như ngọn núi Thái Sơn cao nổi tiếng của Trung Quốc.
Tình thương của mẹ dành cho các con : vô hạn như dòng nước trong nguồn bất tận, chảy không bao giờ cạn.
" Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già yếu.Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng đáng với đạo làm con.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KQ
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
IF
Xem chi tiết