Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống, trong đó nổi bật là truyền thống tôn sư trọng đạo. Tôn sư trọng đạo có nghĩa là người học trò bày tỏ sự biết ơn, yêu quý và kính trọng những người thày đã không ngại bỏ công sức ra để dạy dỗ mình. Trong xã hội xưa, người thày rất được tôn trọng. Và ngày nay cũng vậy. Người thày là người lái đò đưa học trò của mình đến bến bờ tri thức. Những người lái đò ấy luon cần mẫn ngày đêm, không quản gian nan để sáng tạo ra những tiết học hay và lí thú giảng dạy cho học sinh của mình. Lớp lớp người đến rồi đi, mái đầu thày đã bạc trắng lúc nào không hay. Âý vậy nhưng thày vẫn cần mẫn, miệt mài bên trang sách để mang đến cho học sinh những bài học hay và bổ ích. Biết ơn những công lao to lớn ấy của thày cô, mỗi chúng ta cần luôn khắc sâu trong tâm trí mình hình bóng cô thày. Mỗi lần kỉ niệm ngày nhà giáo VN đừng quên gửi đến thày cô những bông hoa tươi thắm và những lời chúc tốt đẹp nhất. Đôi khi cái mà người thày cần không phỉa là những món quà vật chất đắt giá mà cái họ cần lại chính là gái trị tinh thần, là niềm hạnh phúc khi biết rằng học sinh nó vẫn còn nhớ đến mình. Bản thân mỗi chúng ta - những con người đã trưởng thành từ mái trường yêu dấu, hãy luôn ghi nhớ và biết ơn thày cô bởi họ chính là những người dìu dắt và giúp cho ta có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Nhớ ơn cô thày cũng chính là cách biểu thị tấm lòng yêu quý, kính trọng cảu mình với thày cô đồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.
* Chú thích : Các câu được gạch chân là các câu có sử dụng hành động nói cầu khiến , cách thức thực hiện hành động nói cầu khiến ấy là cầu khiến theo cách gián tiếp.