Tập làm văn lớp 7

TH

viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh ăn quà vặt trong đoạn văn có sử dụng câu đặ biệt

LP
23 tháng 1 2017 lúc 17:53

Trường học là môi trường trong lành cung cấp cho chúng ta tri thức, rèn luyện đạo đức cho con người. Vậy mà môi trường ấy đang bị ô nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của chính học sinh, mà ăn quà vặt là một hiện tượng phổ biến. Dẫu biết rằng ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống nhưng ăn gì, ăn như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm. Các loại quà bánh chứa rất nhiều các chất hóa học, phẩm mầu độc hại,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, sâu răng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư.Bên cạnh đó, ăn quà vặt còn trở thành bệnh, thành thói quen xấu khi không có tiền để ăn có thể ăn cắp, ăn trộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Còn các loại giấy kẹo bánh, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa, … là nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường.

Bình luận (0)
TN
23 tháng 1 2017 lúc 17:50

Tiện đâu… vứt đấy
Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình.
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa.
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.”
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật.
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già!
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người.
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa)
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ?
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười.
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu…
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu?
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!

Bình luận (2)
BT
27 tháng 1 2017 lúc 15:43

Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình.
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa.
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.”
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật.
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già!
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người.
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa)
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ?
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười.
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu…
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu?
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!

Bình luận (0)
BT
27 tháng 1 2017 lúc 15:43

Thế giới chúng ta đang bị đe dọa. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đang bị ô nhiễm nặng nề. Hiện nay có 1 bộ phận học sinh đến trường ăn quà vặt và vứt rác bừa bãi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nặng nề này. Là công dân của thế kỉ XXI, bạn nghĩ gì về hiện tượng ấy? chúng ta phải làm gì để trong sạch hóa hành tinh của chúng ta? Đó là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trước nhất để cứu vãn sự sống này.
Cũng là học sinh đang tuổi cắp sách đến trường, em thấy hiện tượng này khá phổ biến trên tất cả các trường học kể cả bậc THCS, THPT. Do bận bịu với công việc của mình nên nhiều bậc phu huynh không kịp chuẩn bị đồ ăn sáng cho con, họ thường cho con tiền để ăn sáng. Không cần đi đâu xa mà học sinh chỉ cần đến ngay cổng trường là có biết bao nhiêu thứ hấp dẫn được bày bán khắp cổng trường. Nào là xôi, nào là bánh mì, kẹo, bim bim… tất cả đều lôi cuốn học sinh sa vào đó để mua. Việc bán bánh trước cổng trường cũng tiện cho học sinh nhưng phần lớn học sinh chúng ta đều không có ý thức khi ăn xong tiện đâu vứt đó. Không nghĩ tới sự vất vả của các bác lao công phải đến trường thật sớm để quét dọn sân trường sạch sẽ,để cho học sinh lúc đến trường sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi sân trường sạch sẽ, không khí trong lành và học sinh không cần đến sớm để trực nhật sân trường nữa. Họ thản nhiên vứt những mẫu giấy, những bao kẹo trên bề mặt sạch đẹp của ngôi trường. Để ổn định lại hiện tượng này giờ chào cờ nào của trường em thầy hiệu trưởng cũng bàn về vấn đề này và phê phán, nhắc nhở những bạn hay ăn vặt mà không vứt rác đúng nơi quy định. Chúng ta cũng phải biết trong sân trường, trên các vỉa hè người ta bỏ những cái thùng rác có gián chữ:”Hãy cho tôi rác “ để làm gì, tại sao phải làm như vậy? Họ làm như vậy cũng chỉ để cho mỗi con người chúng ta có thể ý thức được việc vứt rác, để chúng ta duy trì được sự sống trong một không khí trong lành, một hành tinh xanh.
Tại sao học sinh chúng ta biết giữ gìn cho nhà cửa mình được gọn gàng, sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mình mà luôn có ý thức thu gom lại mà lại xả ra đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Vì sao ở nhà họ lại có ý thức dọn dẹp, giữ gìn cho gia đình mình mà đến trường lại có thể vứt rác bừa bãi như vậy? Nguyên nhân dẫn đến việc vứt rác bừa bãi ở học sinh chính là do việc thiếu ý thức, do thói quen ăn vặt của học sinh. Ở nhà họ có ý thức dọn dẹp vì nhà là nơi mà họ ở cả ngày lẫn đêm, không gian gia đình sạch sẽ thể hiện được tính cách của con người. Họ chỉ thể hiện ở bê ngoài như vậy thôi chứ đến khi ở trường, họ lại xả rác lung tung tại vì họ có ở đây đâu, họ cũng không phải dọn dẹp, quét dọn sân trường sạch sẽ nên cứ việc vứt, cứ việc ăn rồi lại vứt… cứ theo chu kì như vậy và không nghĩ đến hậu quả của việc mình làm. Họ sẽ được hưởng những thứ ô nhiễm
Không chỉ ở ngoài sân trường đâu trong lớp học cũng vậy. Giờ ra chơi nào ở các quán xung quanh trường đều tấp nập học sinh đến khi vào học thì vội vã chạy vào trên tay xách những bao bánh, kẹo rồi đem vào lớp. Khi giáo viên bước vào lớp tiết 1,2 thì thấy gọn gang, ngăn nắp đến khi cô viết bài trên bảng thì ở dưới học sinh ăn bánh kẹo. Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc học, đến sự tiếp thu của mỗi học sinh ở mỗi bài học. Nhưng càng về cuối mỗi buổi học số lượng rác lại tăng lên.
Việc ăn vặt ở mỗi người học sinh là không thể cấm được nhưng mỗi học sinh cần có ý thức ăn ở đâu, ăn lúc nào và phải ăn vừa phải, mà lúc ăn xong thì phải biết bỏ ở đâu, bỏ ở chỗ nào. Những hiện tượng này sẽ làm cho học sinh mang tiếng là cặp sách đến trường mà lại vô ý thức đến như vậy.
Trong những năm gần đây, các phương tiện thong tin đại chúng lien tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng Trái Đất đang bị hủy hoại dần. Là một phần của sự sống chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. Để làm vậy thì nhà trường, bộ GD hay sở GD hãy nên phát động nhiều hơn nữa về phong trào bảo vệ môi trường và nên hạn chế thói quen ăn vặt của mỗi học sinh.
Vì vậy, em sẽ cùng bạn bè trong lớp tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường và cùng nhau nâng cao ý thức của mỗi học sinh trong việc này. Và tích cực tham gia các hoạt động ấy để tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu được vai trò của sự sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sang tạo cải tiến và giữ gìn sự trong lànhcủa tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng them sạch sẽ, văn minh và tiến bộ. Để chúng ta được học tập trong môi trường sạch sẽ và trong lành

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BK
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết