Ngoài bố mẹ, người mà em thân thiết nhất và yêu quý nhất chính là bà nội của em. Vì ông bà ngoại và ông nội đều đã mất cả, bà luôn nghĩ em thiệt thòi và thiếu vắng tình yêu của ông bà so với các bạn khác, nên bà lúc nào cũng yêu thương và cố gắng dành cho em những điều tốt đẹp nhất.
Đời người có biết bao nhiêu sóng gió. Người thân là động lực để ta vượt qua. Đỏ đô, bố và mẹ đã dành hết tình yêu thương cho em. Nhưng nó chỉ được một phần ba chặn đường. Để cho nó sẽ trở thành con đường hoàn thiện và vững chãi nhất, bà nội đã cho em tất cả tri thức và tình cảm mà bà có.
Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng , màu trắng như mây. Những câu hát đó còn khắc sâu trong tim em bởi em có một người bà rất tuyệt vời, đó chính là bà nội của em. Mỗi lần câu hát ấy vang lên, hình ảnh bà nội lại hiện ra trong tâm trí của em, cái hình ảnh mà bà nội đã nuôi em khôn lớn từng ngày vẫn còn mãi trong tâm trí ấy
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.
Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.
Ngoài bố mẹ, người mà em thân thiết nhất và yêu quý nhất chính là bà nội của em. Vì ông bà ngoại và ông nội đều đã mất cả, bà luôn nghĩ em thiệt thòi và thiếu vắng tình yêu của ông bà so với các bạn khác, nên bà lúc nào cũng yêu thương và cố gắng dành cho em những điều tốt đẹp nhất.
Bà nội em năm nay đã gần 80 tuổi, tóc bà lâm râm hoa cau, làn da cũng nhăn nheo và chi chít những vết đồi mồi. Nhưng em nghe bố và các bác kể lại, ngày xưa bà đẹp lắm. Tất cả chỉ tại cuộc sống vất vả, khó khăn và bánh xe thời gian đã khiến bà của em trở nên già nua như thế này.
Bố em vẫn nói bà nội là nông dân chính hiệu. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo, do bố mẹ mất sớm nên từ nhỏ bà đã phải đi ở đợ, chăn trâu cho địa chủ ở làng bên. Sau này, vì thấy bà chăm chỉ, hiền lành mà gia đình địa chủ nhận bà làm con nuôi, lớn lên thì gả bà cho ông nội em, cũng là một người làm công trong gia đình địa chủ đó.
Chính vì sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, bà đã quen với cuộc sống vất vả, phải làm việc không ngừng nghỉ, nên dù hiện tại điều kiện đã khá giả hơn, bà vẫn coi lao động, làm việc là niềm vui.
nhìn là bk ngay Đỗ Diệu Linh nhìn mạng òi
Tôi đã dành nhiều trang viết cho bố, cho mẹ, cho anh chị em trong gia đình nhưng tôi chưa một lần đặt bút viết về bà ngoại. Bởi hình như, cứ nghĩ đến bà, hình ảnh đó sao mờ nhạt đến thế. Thế nhưng càng lớn, tôi lại càng thấu hiểu tình yêu bà dành cho tôi: bà trách tôi khi đi chơi xa vì sợ tôi lạc đường, bà nói nhiều và khuyên nhiều chỉ mong tôi trở thành người tốt,... Chỉ là đến khi chợt nhận ra, tôi đã bỏ quên những năm tháng vùn vụt chạy qua trên mái đầu ấy, bỏ quên nụ cười và vòng tay sẵn sàng ôm lấy tôi những phút yếu lòng:"Yên tâm, bà ở đây."
Tik cho mik nha, mở bài này là mik hoàn toàn tự chế đó!
Mik dùng cái mở bài này lúc đi thi lun