Mở đầu

H24

Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun kim ?

HL
6 tháng 1 2018 lúc 19:17

Giun kim là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm và bò ra ngoài nên làm ngứa hậu môn. Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Đúng là trẻ nhỏ dễ mắc hơn người lớn. Vì khi trẻ ngứa hậu môn, lấy tay gãi, giun bám vào tay, móng tay trẻ và khi trẻ mút tay, giun theo miệng rồi chui vào dạ dày do đó việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng. Triệu chứng điển hình nhất để biết trẻ mắc giun kim là ngứa ở hậu môn, bứt rứt trong người khiến trẻ khó ngủ, khóc đêm. Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, âm đạo, cổ tử cung và gây viêm nhiễm. Bệnh giun kim có thể sẽ tự hết nếu không bị tái nhiễm. Để phòng bệnh, hãy rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nên cho trẻ mút tay, mặc quần thủng đít, hay cởi truồng.

Bình luận (0)
CD
6 tháng 1 2018 lúc 19:18

Trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun kim vì:

- Vì trẻ em thường đi chân đất, tạo điều kiện thuận lợi cho giun kim xâm nhập vào cơ thể.

- Vì trẻ em( nhất là -2-3 tuổi) có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong môi tường thiếu vệ sinh, nằm dưới sàn nhà, ngậm hoặc mút các món đồ chơi,...Tạo điều kiện cho giun kim sinh sản và phát triển.

Bình luận (0)
PT
6 tháng 1 2018 lúc 19:19

Vì trẻ em ( nhất là trẻ 2 - 3 tuổi ) thường có thối quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi thường có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi trường thiếu vệ sinh, ngậm các đồ vật, mút tay, ... Tạo điều kiện thuận lợi cho giun kim vào trong cơ thể và sinh sản. Vì vậy trẻ em rất thường hay nhiễm bệnh giun kim

Bình luận (0)
H24
6 tháng 1 2018 lúc 20:07

Trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt của quần áo, chăn đệm, bồn cầu, đồ dùng trong nhà vệ sinh, thức ăn, cốc uống nước, bát, đũa, thìa, bàn ăn ở trường,... Khi trẻ ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa trứng giun bám vào tay, móng tay trẻ. Nếu trẻ mút tay hoặc bốc thức ăn những quả trứng giun vào miệng và xâm nhập vào cơ thể trẻ, cư trú trong ruột cho đến khi nở.

Khi những con giun cái trưởng thành trong ruột, chúng di chuyển xuống vùng hậu môn và đẻ trứng ở đó. Ngay sau khi trứng được đẻ ra thì ấu trùng của giun kim cũng được hình thành ngay trong trứng chỉ sau vài giờ (nếu gặp điều kiện thuận lợi). Ở ngay tại các nếp nhăn của hậu môn, ấu trùng giun kim sẽ phát triển nhanh chóng gây ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn, nhất là vào buổi tối giờ đi ngủ vì nhiệt độ của giường chiếu, chăn màn ấm áp sẽ kích thích giun cái bò ra hậu môn để đẻ trứng. Khi bị ngứa, trẻ sẽ gãi và gây trầy xước da, khi đó trứng giun kim sẽ bám vào ngón tay, móng tay trẻ. Từ các ngón tay đã bị nhiễm trứng giun, trẻ có thể lây nhiễm trứng giun ngược trở lại hoặc lây nhiễm cho người khác khi ngậm mút ngón tay, chơi chung đồ chơi, dùng chung dụng cụ học tập hoặc khi cùng nhau ăn uống…

Bình luận (0)
VD
6 tháng 1 2018 lúc 20:34

Vì trẻ em có ý thức chưa tốt . Nguyên nhân là do không rửa tay trc khi ăn và sau khi đi WC . Đa số phần lớn là vậy . Giun kim cũng có thể bám trên cơ thể trẻ em, mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì dễ mắc bệnh giun kim ở nc ta

Bình luận (0)
DT
6 tháng 1 2018 lúc 21:22

Vì trẻ mút tay hoặc bốc thức ăn những quả trứng giun vào miệng và xâm nhập vào cơ thể trẻ, cư trú trong ruột cho đến khi nở.

Bình luận (0)
NY
6 tháng 1 2018 lúc 21:27

Mở đầu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
QA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
ZP
Xem chi tiết