Ôn tập lịch sử lớp 7

BX
Vì sao thời lê sơ nho giáo phát triển
VN
26 tháng 1 2021 lúc 20:39

vì tư tưởng cho Nho giáo rất phù hợp với yêu cầu này. Chính vì thế, Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng và chiếm vị trí độc tôn và phát triển

 

Bình luận (0)
PA
26 tháng 1 2021 lúc 20:42

Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia[2].

Để tỏ sự tôn sùng Nho học, năm 1435, Lê Thái Tông sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng chọn ngày làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam

Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Dù vẫn để tâm tới Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng chủ đạo của Lê Thánh Tông là Nho giáo. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Để làm đời sống tư tưởng của xã hội quy về với Nho giáo, ông đã tìm cách "làm sáng tỏ đạo thánh hiền" khiến muôn người tin theo[3].

Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học.

Nho giáo thời Hậu Lê áp dụng theo kiểu nhà Tống, còn gọi là Tống Nho. Năm 1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội. Bản thân Thánh Tông cũng có học vấn khá cao về Nho học, ông thường cùng các quan lại bàn về Nho giáo trong lúc rỗi rãi. Ông đề cao "tam cương": quân thần, phụ tử, phu phụ (vua tôi, cha con, vợ chồng) và chữ "hiếu", ít bàn về phạm trù

chúc bạn học tốt

Bình luận (2)
TD
28 tháng 1 2021 lúc 11:20

Nho giáo phát triển thịnh đạt ở thời Lê sơ vì các vua Lê dùng đường lối của Nho giáo làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia, bảo vệ quyền lợi của nhà vua, thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đó là những tư tưởng "tam cương ngũ thường" (quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; nhân - lễ - nghĩa - trí - tín).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
T2
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HU
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết