Ôn tập lịch sử lớp 7

NU

vì sao Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn tháng vương

TP
5 tháng 1 2019 lúc 14:30

Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Qua đó ta đủ thấy, việc Đinh Bộ Lĩnh xưng vương có ý nghĩa rất quan trọng: từ nay nước Việt đã có thể kiêu hãnh đứng ngang hàng với người Trung Quốc sau khi bị chúng đô hộ 1000 năm, không bị lệ thuộc vào chúng nữa.(Mặc dù trước đây cũng đã có một vị Hoàng đế-đó là Lí Bí-Lý Nam Đế, nhưng với tư tưởng khác hẳn so với ĐInh Tiên Hoàng)

Bình luận (0)
TS
5 tháng 1 2019 lúc 15:44

Đến khi nhà Ngô mất rồi, Đinh bộ Lĩnh hàng được Sứ quân Phạm Phòng át, phá được Đỗ dộng của Đỗ cảnh Thạc. Từ đó đánh đâu được đấy, cho nên chúng tôn là Vạn thắng vương.

Bình luận (0)
KD
6 tháng 1 2019 lúc 7:56

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép::"Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi, thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho bọn chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, Chúng ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,[16] cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vuathu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương."

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
HS
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết