Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

VH

Từ những nội dung của: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973), hãy phân tích rõ thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản.

SK
25 tháng 2 2020 lúc 12:36

Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954) và Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) là những văn kiện có tính chất pháp lí quốc tế, ghi nhận thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản.

- Hiệp định Sơ bộ (6 - 3- 1946) được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp ở Hà Nội, theo đó Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.

- Với Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một Hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Sau sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam từ năm 1954 - 1973, Mỹ buộc phải kí Hiệp định Pari. Theo đó, Mỹ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh lãnh thổ. Qua 30 năm kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc cơ bản đã được thực hiện trọn vẹn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
PG
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết