Hướng dẫn soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

PT

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có một lời thoại quan trọng “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

Anh/chị hãy phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên ?

PA
8 tháng 6 2016 lúc 16:28

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

- Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật.

2. Thân bài:

a. Giới thiệu chung

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984.

- Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.

- Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người.

b. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt

+ Tình huống éo le, bi đát

- Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : việc gạch tên chết người vô trách nhiệm của quan nhà trời và “thiện ý sửa sai” của Đế Thích.

- Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về.

- Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình.

+ Ý nghĩa của lời thoại

- Lời thoại này thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào.

- Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba : con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc.

c. Đánh giá

          - Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch.

          - Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn.

          - Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao.

3. Kết luận

          - Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người.

          - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.

          - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ.

 

Bình luận (0)
H24
8 tháng 6 2016 lúc 16:28

“Bên trong” là tất cả những gì không thể nhìn thấy được, đó là suy nghĩ, tư tưởng, khát vọng,… “Bên ngoài” là tất cả những gì có thể thấy được, cảm nhận được, đó là hành động, cách hành xử, ứng xử…“Toàn vẹn” - con người là thể thống nhất có sự hòa hợp giữa thể  xác và tâm hồn, giữa ý chí và hành động.

Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nghĩa là sống không thực với con người của mình. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác, chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ biết hưởng thụ, thoả mãn nhu cầu của bản thân. Con người vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác, và nếu không sống thật với chính mình, con người sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia đình, cho những người xung quanh, làm cho chính mình bị tổn thương. Như vậy thì làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh. Ví dụ như Trương Ba, phải sống nhờ thân xác kẻ khác nên tâm hồn bị tha hóa, bị vấy bẩn phải chạy theo những dục vọng thấp hèn. Hay nhiều sinh viên nghèo tỉnh lẻ lên học đại học ở thành phố, vì sĩ diện với bạn bè nên bề ngoài thể hiện sự khá giả, ăn chơi bằng cách lừa dối bố mẹ: xin tiền học phí để lấy tiền đi chơi. Một thầy giáo ở Quảng Ngãi, ban ngày đi dạy học, ban đêm là đại ca của một băng cướp…Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh…là những hiện tượng xã hội gây nhức nhối trong thời gian gần đây.

Người có lối sống như vậy là người không đáng tin cậy. Bởi vì bản thân những người đó đều là những kẻ sống không thành thực, những người gian dối, cần cảnh giác!

 

“Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là một người hoàn thiện, một người có suy nghĩ và hành động đồng nhất. Trong ngữ cảnh này, một người toàn vẹn là một người sống thật với bản thân mình, chấp nhận sự thật về bản thân mình. Sống mà không làm hại đến người khác, sống không lừa lọc, sống không dối trá, giả tạo, hai mặt.

Mỗi một người khi được sinh ra trong đời đều được tạo hóa ban cho thể xác và linh hồn riêng. Thể xác và linh hồn là hai phần  tuy khác nhau nhưng hợp nhất với nhau và cùng nhau tồn tại hình thành nên con người. Vì vậy hãy sống là chính mình, đừng bao giờ lừa dối bản thân hay người khác, cũng đừng sống chia đôi mình ra để rồi lời nói, hành động không khớp với nhau. Hãy là một cái tôi toàn vẹn. Không nên sống nhờ vả vào người khác. Bởi tạo hoá sinh ra chúng ta, cuộc sống này là của chúng ta, vì vậy phải do chính ta quyết định. Không ai có thể quyết định nên số phận cho ta, chính chúng ta phải làm nên số phận của chính bản thân mình. Đúng vậy không bạn ?

Cần làm gì để để thật sự là một con người toàn vẹn, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, bạn  hãy luyện tập thói quen sống có cùng một suy nghĩ và hành động, phải hài hòa giữa suy nghĩ và hành động. Hãy sống thành thật với cộng đồng sống phải thành thật với chính bản thân mình!

Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, câu nói của Lưu Quang Vũ còn muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cách sống trên là cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , câu nói còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết