Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ guốc móng và bộ linh trưởng

DS
11 tháng 3 2018 lúc 11:50

Trình bày về tập tính nhai lại?

Tập tính nhai lại có ở bất kì loài động vật nào thuoojc bộ móng guốc, diễn ra trong hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày.

- Giai đoạn thứ hai, chúng ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ dày trở lại miệng để nhai lại.

Động vật nhai lại có dạ dày gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sáchdạ túi khế. Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, bây giờ trở thành phần lỏng của khối thức ăn và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ túi khế. Thức ăn trong dạ túi khế được tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Gần như tất cả glucoza tạo ra nhờ sự phân hủy xenluloza được các vi khuẩn cộng sinh sử dụng. Động vật nhai lại thu được năng lượng từ các axít béo dễ biến đổi do các vi khuẩn này tạo ra: chẳng hạn axít axêtic, axít propionic và axít butyric.

Tác dụng của tập tính nhai lại ở động vật:

- Bao tử ở ĐV ăn cỏ yếu nên không thể tiêu hóa thức ăn ngay được.
- ĐV ăn cỏ cần một khoảng thời gian để dịch mật tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.
- Do tập tính từ thời xa xưa, khi đv ăn cỏ phải vừa ăn vừa quan sát kẻ thù, nên phải ăn trước, để thức ăn dự trữ ở dạ trước, rồi đợi khi nào an toàn thì nhả ra và từ từ nhai lại. (vì chúng ăn rất lâu, do hàm răng của chúng chỉ có răng nghiền, không có răng cửa)

Bình luận (0)
NT
11 tháng 3 2018 lúc 15:40

Tập tính nhai lại có ở bất kì loài động vật nào thuoojc bộ móng guốc, diễn ra trong hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày.

- Giai đoạn thứ hai, chúng ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ dày trở lại miệng để nhai lại.

Động vật nhai lại có dạ dày gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ong , dạ lá sách và dạ túi khế . Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, bây giờ trở thành phần lỏng của khối thức ăn và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ túi khế. Thức ăn trong dạ túi khế được tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Gần như tất cả glucoza tạo ra nhờ sự phân hủy xenluloza được các vi khuẩn cộng sinh sử dụng. Động vật nhai lại thu được năng lượng từ các axít béo dễ biến đổi do các vi khuẩn này tạo ra: chẳng hạn axít axêtic, axít propionic và axít butyric.

Tác dụng của tập tính nhai lại ở động vật:

- Bao tử ở Động Vật ăn cỏ yếu nên không thể tiêu hóa thức ăn ngay được.

- Động Vật ăn cỏ cần một khoảng thời gian để dịch mật tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo. - Do tập tính từ thời xa xưa, khi đv ăn cỏ phải vừa ăn vừa quan sát kẻ thù, nên phải ăn trước, để thức ăn dự trữ ở dạ trước, rồi đợi khi nào an toàn thì nhả ra và từ từ nhai lại. (vì chúng ăn rất lâu, do hàm răng của chúng chỉ có răng nghiền, không có răng cửa)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CG
Xem chi tiết