là tác nhân gây bệnh sốt lợn ở châu Phi (ASF). Virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao ở lợn, nhưng lây nhiễm liên tục vào vật chủ tự nhiên, Lợn rừng châu Phi, lợn lông rậm và ve mềm của chi Ornithodoros. Loài ve có khả năng hoạt động như một vật chủ trung gian không có dấu hiệu bệnh.[1]
ASFV là một virus DNA sợi kép lớn, nhân lên trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm bệnh.[2]
ASFV là virus duy nhất được biết đến với bộ gen DNA sợi kép được truyền bởi động vật chân đốt. Virus gây bệnh làm chết các con lợn nhà. Một số chủng phân lập có thể gây ra cái chết của động vật nhanh, trong vòng một tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Trong tất cả các loài khác, virus gây ra không có bệnh rõ ràng. ASFV là loài đặc hữu của châu Phi cận Saharavà tồn tại trong tự nhiên thông qua một chu kỳ lây nhiễm từ ve và lợn rừng, lợn lông rậm và warthog. Bệnh này được mô tả lần đầu tiên sau khi những người định cư châu Âu đưa lợn vào khu vực lưu hành bệnh ASFV và đây là một ví dụ về bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae gây ra cho loài lợn; có tốc độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao, lên đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu hay các bệnh do Mycoplasma.
Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, phố biến nhất là lợn con từ 2 - 3 tháng tuổi.
Dịch tả lợn châu Phi là tác nhân gây bệnh sốt lợn ở châu Phi. Virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao ở lợn, nhưng lây nhiễm liên tục vào vật chủ tự nhiên, Lợn rừng châu Phi, lợn lông rậm và ve mềm của chi Ornithodoros. Loài ve có khả năng hoạt động như một vật chủ trung gian không có dấu hiệu bệnh
Tham khảo:
1. Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở nhiều nơiVirus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại virus gây bệnh sốt xuất huyết. Lợn một khi đã nhiễm virus này thì tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện nay vẫn chưa tìm thấy loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, rất may mắn là loại virus này không lây nhiễm sang người. Thế nhưng, dịch bệnh gây ra lại gây thiệt hại rất nặng nề đối với ngành chăn nuôi là nếu không có biện pháp để kiểm soát.
Theo thống kê của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, trên thế giới đã có 20 quốc gia báo cáo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của thế giới.
Thịt lợn hiện đang là nguồn thịt chủ yếu, được tiêu thụ rất nhiều tại các quốc gia châu Á. Do đó, gần như chắc chắn khả năng virus gây bệnh tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực và lây lan nhanh chóng.
Tại Việt Nam, ngày 19/2/2019, Chi cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Ngày 5/3/2019, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết đã có 202 hộ tại 7 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó 4.200 con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy.
Tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2019, dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng ra 23 tỉnh tại Việt Nam, bao gồm: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
2. Dịch tả lợn châu phi có nguồn gốc từ đâu? Sự tiến hóa của dịch tả lợn châu Phi trên thế giới trong thời gian 1.01.2018 - 22.09.2018Năm 1921: Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya (châu Phi).
Năm 1957: Dịch tả lợn châu Phi lần đầu được phát hiện và báo cáo tại châu Âu.
Năm 2007: Dịch được phát hiện ở Armenia.
Năm 2008: Azerbaijan bắt đầu có heo nhiễm bệnh.
Từ cuối năm 2017 - 2018, đã có 12 quốc gia báo cáo có lợn nhiễm dịch tả châu Phi, bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Tiệp Khắc, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraine và Zambia.
Vào tháng 8/2018: Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Đã có hàng triệu con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy tại quốc gia này.
Còn tại Việt Nam, tỉnh Hưng Yên là nơi đầu tiên phát hiện ra ổ dịch.
Tính đến nay, số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho biết, dịch tả heo châu Phi đã có mặt tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, với tổng số heo mắc bệnh và phải tiêu hủy lên đến hơn 1,2 triệu con, chiếm hơn 4% tổng đàn heo của cả nước.
3. Dịch tả lợn Châu Phi nguy hiểm như thế nào?Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn Châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh trên người nhưng có khả năng lây truyền sang các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo, và gia cầm như gà, vịt. Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như tai xanh, cúm, sốt thương hàn... Những bệnh này mới chính là tác nhân gây nguy hiểm cho người, bởi khả năng làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn tiết canh, ăn thịt heo nhiễm bệnh nhưng chưa nấu chín kỹ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn gây bệnh trú ngụ trong miệng. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, khi tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu sốt cao, đau đầu, cảm giác buồn nôn, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn nữa là viêm màng não.
Cách phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả nhất là chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường sống, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm, vì chúng có khả năng là nguồn mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Khi phát hiện lợn nhiễm bệnh, nên lập tức báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thờiBên cạnh đó, không thực hiện mua bán, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh, thịt lợn nghi ngờ bị bệnh. Người tiêu dùng nên tìm mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ uy tín, không sử dụng thức ăn thừa đã qua sử dụng hay thức ăn chưa nấu chín.