Văn bản ngữ văn 7

TY

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ

               Quê hương là chùm khế ngọt

               Cho con trèo hái mỗi ngày

               Quê hương là đường đi học

               Con về rợp bướm vàng bay

                Quê hương là cánh diều biếc

                Tuổi thơ con thả trên đồng ...

                                               "Quê hương"  - Đỗ Trung Quân

BH
7 tháng 9 2016 lúc 21:06

Đây là cảm nhận của mình, mời bạn đọc qua:

Khi nhắc đến bài thơ này, ai chắc chắn cũng sẽ nghĩ đến quê hương mình, quê hương nơi sinh mình ra, là nơi chôn rau cắt rốn của mình và nơi đã cùng mình ấp ủ những ước mơ. Nhớ đến quê hương, ta nhớ đến thời mình hay đi trèo leo hái khế cùng đám bạn, cứ hái được vài trái, cả đám cùng chụm lại ăn, nhiều bạn gái cắt tỉa hình khê thành sao trông thật đẹp. Và chúng bạn quê ngày nào cũng rủ nhau đi học mỗi ngày, đi học mà ai cũng ngồi nói về trò chơi: nào là thả diều, chăn trâu hay phất cờ cỏ lau cùng nhau đánh trận. Quê hương còn là nơi ấp ủ những cánh diều bay du dương như bài ca trữ tình quê ta. Cứ chiều chiều, chúng tôi lại cứ rủ nhau thi: diều ai bay cao nhất thì người đó thắng và tất cả mấy đứa thua phải bao đồ ăn cho đứa thắng đó nhé! Nhiều lần mình thắng lắm nhưng nhiều lần bị bọn nó trả thùa không à. Cứ nghĩ lại tới những kỉ niệm trẻ trâu ấy, bất giác tôi lại mỉm cười, rồi tự trách mình: Hồi đó mình dại thật! Dại thật, nhưng mà kỉ niệm ở nơi chôn rau cắt rốn ấy vẫn còn tồn tại trong lòng những đứa chúng tôi.

Bình luận (0)
AT
7 tháng 9 2016 lúc 21:11

Cảm nhận của tớ hơi dài nhưng bạn được cho nhé hơi xúc động :

Đó là một tuổi thơ êm đẹp với cánh diều biếc chao đảo trên cánh đồng, với đường làng ngày ngày con đi học, biết bao hình ảnh đẹp được những nốt nhạc nâng lên một cung bậc, hòa vào lòng người một cách nhẹ nhàng, miên man.
Trong ta ai cũng có một quê hương, một vùng đất để khi đi xa mà thương mà nhớ, một vùng đất để khi trưởng thành nhìn lại một thời của tuổi thơ với những kỷ niệm ngọt ngào. Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một vùng quê sông nước, nhưng chất chứa cả một hồn của dân tộc.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Hồn của người Việt thật giản dị, thật êm ắng và thật lắng đọng. Với câu hỏi của trẻ thơ: “Quê hương là gì hở mẹ / Mà sao cô dạy phải yêu”, đơn giản thôi, chỉ là những hình ảnh gắn liền với cuộc sống, với sinh hoạt đời thường.
Khi nghe bản nhạc này, tôi không khỏi nghĩ về một vùng quê, một nơi tôi chưa hề đặt chân đến; với cánh diều nhìn theo chiều cao, với cánh đồng nhìn theo chiều rộng mênh mông, với một dòng sông nhìn theo chiều dài nơi có gió và sự nhẹ nhàng của mái chèo khua sóng. Rồi với một đêm trăng thanh bình, có hương của hoa cau ngan ngát, có đâu đó bóng dáng của người mẹ thân quen… Hồn tôi cứ trải rộng, cứ lờ lờ theo những nốt nhạc, những hình ảnh êm đẹp…
Rồi khi đến cao trào, nhạc thể hiện một cách dồn dập như vừa lôi cuốn, vừa nhấn mạnh:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Cứ ngân lên, cứ xoáy vào tâm tư của một người con mang dòng máu Việt. Có ai mà không nhớ quê, không yêu quê của mình, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái chèo, có dòng nước hiền hòa êm trong? Khi nghe bài hát này, quê hương trong thơ tuy chỉ có vài hình ảnh mà lại khiến người ta bùi ngùi nhớ thương, hay ít nhất cũng bồi hồi lắng nghe và tâm hồn trải rộng mênh mông.
Bài thơ Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân và bài hát của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, cả hai đều nắm bắt được cái hồn của dân Việt, khiến một người con đi xa sẽ mãi thương nhớ quê hương.

Bình luận (4)
TP
7 tháng 9 2016 lúc 21:19

Hình ảnh về quê hương trong bài thơ(chùm khế ngọt, đường đi học…) là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.Các biện pháp nghệ thuât: Câu hỏi tu từ, so sánh,  dùng câu khảng định. Tác dụng tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng . Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Dùng câu khảng định để khắc sâu vào tâm khảm chúng ta một nhận thức: không nhớ quê hương thì không đủ tư cách làm người.

Bình luận (0)
AT
7 tháng 9 2016 lúc 21:00

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Bình luận (2)
DG
23 tháng 2 2017 lúc 22:05

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 3 2018 lúc 20:14

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Bình luận (0)
H24
17 tháng 7 2019 lúc 8:10

Đó là một tuổi thơ êm đẹp với cánh diều biếc chao đảo trên cánh đồng, với đường làng ngày ngày con đi học, biết bao hình ảnh đẹp được những nốt nhạc nâng lên một cung bậc, hòa vào lòng người một cách nhẹ nhàng, miên man.
Trong ta ai cũng có một quê hương, một vùng đất để khi đi xa mà thương mà nhớ, một vùng đất để khi trưởng thành nhìn lại một thời của tuổi thơ với những kỷ niệm ngọt ngào. Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một vùng quê sông nước, nhưng chất chứa cả một hồn của dân tộc.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Hồn của người Việt thật giản dị, thật êm ắng và thật lắng đọng. Với câu hỏi của trẻ thơ: “Quê hương là gì hở mẹ / Mà sao cô dạy phải yêu”, đơn giản thôi, chỉ là những hình ảnh gắn liền với cuộc sống, với sinh hoạt đời thường.
Khi nghe bản nhạc này, tôi không khỏi nghĩ về một vùng quê, một nơi tôi chưa hề đặt chân đến; với cánh diều nhìn theo chiều cao, với cánh đồng nhìn theo chiều rộng mênh mông, với một dòng sông nhìn theo chiều dài nơi có gió và sự nhẹ nhàng của mái chèo khua sóng. Rồi với một đêm trăng thanh bình, có hương của hoa cau ngan ngát, có đâu đó bóng dáng của người mẹ thân quen… Hồn tôi cứ trải rộng, cứ lờ lờ theo những nốt nhạc, những hình ảnh êm đẹp…
Rồi khi đến cao trào, nhạc thể hiện một cách dồn dập như vừa lôi cuốn, vừa nhấn mạnh:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Cứ ngân lên, cứ xoáy vào tâm tư của một người con mang dòng máu Việt. Có ai mà không nhớ quê, không yêu quê của mình, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái chèo, có dòng nước hiền hòa êm trong? Khi nghe bài hát này, quê hương trong thơ tuy chỉ có vài hình ảnh mà lại khiến người ta bùi ngùi nhớ thương, hay ít nhất cũng bồi hồi lắng nghe và tâm hồn trải rộng mênh mông.
Bài thơ Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân và bài hát của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, cả hai đều nắm bắt được cái hồn của dân Việt, khiến một người con đi xa sẽ mãi thương nhớ quê hương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LD
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết