Mình giải thích chi tiết hơn công thức của bạn Giang Nam thế này:
B sớm pha hơn A là \(\frac{\pi}{3}\)
Mình lấy điểm B' trên phương truyền sóng BM sao cho B' cùng pha với A, nên B' trễ pha \(\frac{\pi}{3}\)so với B \(\Rightarrow BB'=\frac{\lambda}{6}\)
B' cùng pha với A nên B dao động cực đại thì: \(MB'-MA=k\lambda\Leftrightarrow\left(d_2-\frac{\lambda}{6}\right)-d_1=k\lambda\)
\(\Leftrightarrow d_2-d_1=k\lambda+\frac{\lambda}{6}\)(Trong công thức của bạn Giang Nam phải sửa lại như thế này mới đúng đc)
Dựa theo các phương án của bài toán thì d1=12cm, d2 = 18cm thỏa mãn công thức trên nên điểm M dao động biên cực đại.
Điểm M dao động với biên cực đại khi: \(d_2-\left(d_1-\frac{\lambda}{6}\right)=k\lambda\Rightarrow d_2-d_1=k\lambda-\frac{\lambda}{6}\)
Thử giá trị: \(d_2-d_1=6,5=2\lambda-\frac{\lambda}{6}\) thỏa mãn điều kiện cực đại ở trên nên điểm M dao động với biên cực đại.
sao dao động cực đại lại = k * lamđa được hả bạn. mình tưởng 2 nguồn cùng pha mới vậy chứ?
và cho mình hỏi d1- lamđa/6 bạn lấy ở đâu vậy. và d2-d1=6,5 nữa
mong bạn giải chi tiếp giúp mình. :)
ok. thanks bạn mình hiểu r. :D.
Nếu vẫn kiểu bài này chỉ khác M dao động cực tiểu thì ta vẫn giải kiểu cùng pha vậy đúng k bạn?
@Tuấn: Nếu M dao động cực tiểu thì vẫn làm tương tự nhé.