Ôn tập lịch sử lớp 7

JM

Tóm tắt tiểu sử của Quang Trung, và Lê Chiêu Thống

Đừng chép trên mạng nha!

- Giúp mk vs mk đang cần gấp

PV
18 tháng 3 2018 lúc 19:16

Lê Chiêu Thống , tên thật là Lê Duy Khiêm , khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ , là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Lê trung hưng, thực ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789.

Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng. Việc làm đó của ông bị một số nhà sử học trong nước sau này chỉ trích dữ dội, coi đó là hành vi bán nước, cõng rắn cắn gà nhà.

Bình luận (0)
PV
18 tháng 3 2018 lúc 19:16

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được gọi là Vua Quang Trung. Vua Quang Trung (hay Bắc Bình Vương), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi là "Anh em nhà Tây Sơn", là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng nước Đại Việt.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết