Bài văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh 2 lần :
+ Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “ mây bông” trên trời gợi hình ảnh người bà tuổi đã cao, mái tóc bạc trắng, mái tóc ấy tạo nên vẻ đẹp hiền dịu, nhân hậu, đáng kính,
+ Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói: “ kho” truyện này không bao giờ hết cũng giống như giếng nước cạn lại được những cơn mưa ban phát những hạt nước trong veo, mát lành. Bà có rất nhiều truyện dành cho người cháu yêu của mình, những câu chuyện đẹp đẽ ấy luôn in đậm trong tâm trí tác giả và chính nhờ vậy đã khiến tác giả viết nên bài thơ này.
hoặc bạn có thể tham khảo cái thứ 2 này:
*Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
-Mái tóc của bà so sánh với hình ảnh của mây bông
-Chuyện của bà kể được so sánh với cái giếng khơi thân thuộc ở nước ta
*Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh là :
-Để tô đậm cho hình ảnh đẹp đẽ của người bà .
-Những câu chuyện của bà không bao giờ hết luôn nằm sâu trong tâm chí của bà .
-Thể hiện tình cảm yêu quý , quý trọng của cháu đối với người bà .
biện pháp so sánh:
+tóc bà-mây bông:mái tóc cho biết tuổi tác của bà.trong mắt cháu bé bà như một bà tiên bước ra từ câu truyện cổ tích vì bà có mái tóc như mây bông thể hiện là bà rất hiền.
+truyện bà-giếng cạn xong lại đầy:những câu truyện của bà gắn liền với tuổi thơ,những câu truyện không bao giờ vơi cạn như tình yêu thương cháu mãi đong đầy.