Văn bản ngữ văn 7

LT

Thơ văn cổ Việt Nam viết về mùa xuân có nhiều bài thơ đẹp như những đóa hoa. Bằng hiểu biết của em về các bài thơ xuân hãy làm sáng tỏ câu trên.

Ngủ dậy ngó song mây

Xuân về vẫn chửa hay

Song song đôi bướm trắng

Phất phới phấn hoa bay.

( Trần Nhân Tông)

HELP ME:))mk cần gấp,huhugianroihuhukhocroi

BT
24 tháng 3 2017 lúc 20:10

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm. Vạn vật được hồi sinh: có suối hát, hoa cười, chim véo von hót… Và lòng người như trẻ lại, như đẹp thêm cùng mùa xuân. Mùa xuân được gọi là Chúa xuân – chúa của muôn loài. Thiên nhiên về mùa xuân nghìn lần xinh đẹp. Thơ cổ yêu mùa xuân. Nhiều thi sĩ dân tộc như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi,… viết rất hay về mùa xuân. Có thể nói: “Thơ cổ Việt Nam viết vế mùa xuân có nhiều bài thơ đẹp như những đóa hoa xuân ”.

Ý kiến trên đây nhằm khẳng định và ngợi ca thơ cổ dân tộc có nhiều bài viết về đề tài mùa xuân rất đẹp. Đó là những bài thơ kiệt tác được lưu giữ trong tim hồn nhân dân ta qua nhiều thế hệ, có bài sống mãi với thời gian đằng đẵng mấy trăm năm, ngót nghìn năm. Cũng như mùa xuân qua rồi mùa xuân trở lại, mỗi một thế hộ con người Việt Nam đọc thơ xuân của các thi sĩ ngày xưa, luôn luôn tìm thấy những hồn thơ mới mẻ. “trẻ mãi không già”, những bông hoa nghệ thuật ấy sắc vẫn tươi, hương vẫn ngát trong lòng nhân dán ta.

“Cỏ bệnh bảo mọi người ” của Mãn Giác Thiền Sư vốn là một bài kệ hàm chứa triết lí huyền diệu, cao sâu của đạo Thiên. Hai câu cuối nói về cành mai già (lão mai) nở hoa buổi xuân tàn:

‘‘Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đem qua sân trước, một cành mai”.

Một ý thơ đột xuất trong tâm hồn thi sĩ Mãn Giác Thiền Sư khi đang nằm trên giường bệnh, đợi chờ khoảnh khắc lâm chung. Phải yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên cỏ hoa và mùa xuân, Mãn Giác mới có vần thơ đẹp như thế! Cành mai nờ hoa hay lòng người nớ hoa ? Nếu tính từ năm Mãn Giác mất 1096 đến nay, bài thơ “Có bệnh bảo mọi người” đã vượt qua một hành trình 900 năm dư. Hình tượng thơ vẫn mĩ lệ, cảm xúc thơ vần mới mẻ vô cùng.

Dòng sông thơ ca vẫn dạt dào theo dòng chảy lịch sử theo bước đi lên của dân tộc. Có lớp thi sĩ Thiển Sư như Không Lộ, Mãn Giác,… Có những nhà thơ ià những bậc hào kiệt anh hùng mà võ công chói ngời sử sách. Đó là những thi sĩ – anh hùng văn võ toàn tài như vua Trần Nhàn Tông. Nguyễn Trãi,…

Trần Nhân Tông đã cùng Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần (1285, 1288) đánh thẳng giặc Nguyên – Mông. Ông để lại nhiều thơ chữ Hán, hay nhất là những bài thơ tả mùa xuân đẹp, thanh bình. Tả buổi sáng mùa xuân với đôi bướm trắng bay giữa ngàn hoa xuân. Cảnh sắc nên thơ, hữu tình:

Ngủ dậy ngỏ song mây,
Xuân về vẫn chửa hay.
Song song đôi bướm trắng,
Phấp phới sấn hoa bay.

(Ngô Tất Tố dịch)

Cánh bướm “phấp phới” như đang rước, đang giục mùa xuân đến. Một đoá hoa, một đôi bướrn trắng tiêu biểu cho sắc xuân, tình xuân dạt dào.

Nhà vua còn có bài thơ “Cảnh mùa xuân ” cũng viết bàng thề thơ tứ tuyệt. Mộl cảnh chiều xuân thơ mộng. Liều nở. Chim véo von hói. Mày nhởn nhơ bay trên bầu trời xuân trong sáng phản chiếu xuống thềm điện ngọc lung linh, cảnh đẹp thu hút tám trí con người, tâm trí thi nhân mà lãng quên chuyện nhân sự, chuyện đời. Một cách nó) thậm xưng đầy chất thơ:

“Chim hót véo von liễu nở đầy,

Thềm hoa chiếu ánh bóng mây bay Khách vào không hỏi chuyện nhân sự,

chỉ tựa bao lơn đứng ngắm trời”.

Giặc tan, đất nước thanh bình mới có những buổi sớm, những buổi chiều xu An đẹp như vậy. Mỗi câu thơ là một nét xuân đep, dầy sức sống. Có bướm vờn hoa. Có mây bay. Có tiếng chim – khúc nhạc mùa xuân. Mùa xuân và thơ đã làm đẹp lòng người là vậy.

Nguyễn Trãi, vị anh hùng thuở “bình Ngô”, người đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “bình Ngô‘ và thảo “Bình Ngô đại cáo” đã để lại hai tập thơ Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”. Có biết bao bài thơ viết về mùa xuân, viết về hoa lá mùa xuân. Mỗi bài thơ là một nét xuân đẹp. Cái đọt chuối màu cẩm thạch cuốn tròn như một bức tình thư khẽ đung đưa trước làn gió xuân nhẹ. Gió như một chàng trai đa tình đang nhẹ nhàng, trân trọng “gượng mờ’’ bức tình thư ấy. vẻ đẹp cây chuối khi “bén hơi xuân ” là biểu tượng cho xuân sắc, xuân tình tạo vật. Có thể ức Trai viết bài thơ xuân về ”Cây chuối” thời còn trè nên mới có chất tài hoa, phong tình thế ?2

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”.

(Quốc âm thi tập)

Có bến đò xuân ngày mưa mà sắc cò “xanh như khói”. Dòng sông nước dâng đầy, gió thổi, “sóng vỗ trời”, cả một không gian êm đềm tĩnh lặng, không bóng người lại qua. Chi có con đò gối đầu lên bãi cát:

… “Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách,

Con đò gối bãi suốt ngày chơi”

(Bến đò xuân đẩu trại – Thơ dịch)

Nguyên Trãi có một số bài thơ xuân viết khi ông về Côn Sơn ở ẩn. Con đường công danh đã xa lánh. Tâm hồn càng trở nên thanh cao. Lấy gió, trâng, hoa, lá, chim muông… làm bầu bạn. Hương xoan nồng tỏa trong làn mưa bui. Tiếng cuốc gọi hè. Xuân dần dần qua. lòng người nhiều vuơng vấn:

“Trong tiếng cuốc kêu, xuân đã muộn,

Đấy sân mấy bụi nở hoa xoan “

(Cuối xuân tức sự – Thơ dịch)

Mùa xuân chỉ có “thiều quang chín chục”, cho nên ờ đây ta chỉ nói đến vài bài thơ xuân cổ. Còn có sức xuân cựa quậy trong thơ Hổ Xuân Hương. Có chất tài tử trong thớ xuân Cao Bá Quát. Có chén rượu mừng xuân trong thơ Nguyên Khuyến. Hầu hết đều viết bằng thơ tứ tuyệt, bằng thơ bát cú Đường luật. Cảnh đẹp như vẽ. Thơ tả ít mà gợi nhiều. Bao nét xuân tươi là bấy nhiêu tình xuân và tình đời. Ta như trẻ lại khi gặp buổi xuân về. Và ta như thêm vui khi đọc thơ xuân của người xưa. Và như được chan hòa trong âm thanh và hương sắc mùa xuân để yêu thêm quê hương đất nước, yêu thêm thiên nhiên, tạo vật. Thơ xuân đẹp, tình thơ đẹp như tâm hồn thanh cao của thi sĩ muôn đời.

Bình luận (1)
TP
25 tháng 3 2017 lúc 17:15

Mùa xuân chỉ có “thiều quang chín chục”, cho nên ờ đây ta chỉ nói đến vài bài thơ xuân cổ. Còn có sức xuân cựa quậy trong thơ Hổ Xuân Hương. Có chất tài tử trong thớ xuân Cao Bá Quát. Có chén rượu mừng xuân trong thơ Nguyên Khuyến. Hầu hết đều viết bằng thơ tứ tuyệt, bằng thơ bát cú Đường luật. Cảnh đẹp như vẽ. Thơ tả ít mà gợi nhiều. Bao nét xuân tươi là bấy nhiêu tình xuân và tình đời. Ta như trẻ lại khi gặp buổi xuân về. Và ta như thêm vui khi đọc thơ xuân của người xưa. Và như được chan hòa trong âm thanh và hương sắc mùa xuân để yêu thêm quê hương đất nước, yêu thêm thiên nhiên, tạo vật. Thơ xuân đẹp, tình thơ đẹp như tâm hồn thanh cao của thi sĩ muôn đời.......

Bình luận (1)
NT
25 tháng 3 2017 lúc 12:49

34567

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
EA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết