-Thành tựa nổi bật về văn hóa -nghệ thuật, khoa học -kỹ thuật nước ta thế kỷ 18-19 và ý nghĩa của thành tựu đó?
-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? nghệ an có di tích lịch sử nào liên quan đến triều đại Tây Sơn
-Nét nổi bật về tình hình giáo dục , khoa cử luật pháp nước ta thời Lê sơn?Ai là vị vua trị vì thịnh trị nhất thời đại lê sơ ?
Helppppppp
a)
kĩ thuật:
- Thế kỉ XVIII, nhân loại đã đạt được những thành tựu vượt bậc về khoa học, kĩ thuật:
+ Công nghiệp: kĩ thuật luyện kim, sản xuất gang, sắt thép… đặc biệt là sự ra đời của động cơ hơi nước. + Giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng. Năm 1807 – kỹ sư Mỹ Phơn tơn chế tạo tàu thủy chạy bằng hơi nước. Năm 1802 đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước xuất hiện ở Anh. Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ
+ Nông nghiệp: sử dụng phân hoá học, máy kéo, máy gặt, máy đập.
+ Quân sự: nhiều vũ khí mới được sản xuất. => Thành tựu về kĩ thuật đạt được ở các thế kỉ XVIII- XIX đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chuyển từ nền sản xuất
1. Khoa học tự nhiên
Những nhà bác học và những phát minh vĩ đại trong thế kỷ XIX về toán học, hóa học, vật lý, Sinh vật
- Niu tơn với định luật vạn vật hấp dẫn.
- Lô mô nô –xốp với định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
- Puốc kin giơ với khám phá sự phát triển của thực vật và mô động vật
- Đác uyn với thuyết tiến hóa và di truyền.
2. Khoa học xã hội
Có các phát minh sau:
- Phoi-ơ-bách, Hê ghen: chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
- Ximit, Ri các đô với tác phẩm chính trị kinh tế học tư sản.
- Xanh xi mông, Phu-ri e, ô oen chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Mác, Ăng ghen: chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Phát minh có ý nghĩa quan trọng là chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ang ghen - cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người. Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các phát minh đó đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
ý nghĩa
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội
- Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
b)
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
c)* Tình hình giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).
- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
Chúc bạn học tốt!