Chương II- Nhiệt học

NN

Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh đầy thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Cách khắc phục.

Giúp mình với, mình gấp lắm!!

Ngắn gọn thôi nhé!!!

Ai xong trước mình tick cho nha!!! :-)!!!haha

AA
5 tháng 3 2017 lúc 17:09

Khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuý tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Bình luận (1)
DA
8 tháng 3 2017 lúc 21:19

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn vì nước nóng được tiếp xúc với phần lớp trong của cốc, lớp bên trong giãn nở nhưng lại bị sự cản trở của lớp bên ngoài khi lớp bên ngoài chưa giãn nở.

Để khắc phục hiện tượng này, trước khi rót nước nóng thì chúng ta nên nhúng cốc vào nước nóng trước để lớp bên ngoài được giãn nở

Mình tự làm đó, bạn tick cho mình nha okhaha

Bình luận (1)
NG
5 tháng 3 2017 lúc 17:10

Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ

thế nên để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào.

cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc. sau đó mới rót chè nóng vào

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
L6
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết