Lớp Bò sát - Bài 38. Thằn lằn bóng đuôi dài

TP

Tại sao nói thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn ?

VT
29 tháng 2 2020 lúc 11:25

Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

+ Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

+ Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
29 tháng 2 2020 lúc 11:31

Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:

* Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

* Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

* Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

* Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

* Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KD
29 tháng 2 2020 lúc 11:36

Những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.

- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.

- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.

- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.

- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
KV
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết