Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí bởi vì tạo nên sắc thái trang trọng, tao nhã; hàm chứa những ý nghĩa sâu xa hoặc muốn đạt được ước nguyện như tên mà họ muốn đặt
Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí bởi vì tạo nên sắc thái trang trọng, tao nhã.
Đó là chuyện ảnh hưởng văn hoá. Phần lớn từ ngữ chúng ta dùng trong tiếng Việt đều là tiếng Hán Việt, cho dù nhiều lúc bạn dùng nhiều quá rồi tưởng nó là từ thuần Việt. Hơn nữa, chúng ta dùng tiếng Hán Việt nghĩa là những từ tiếng Việt được "cải biên" từ tiếng Hán chứ có phải dùng tiếng Hán đâu.
Có một số điều chúng ta phải chấp nhận, đó là thời trước văn hóa Trung Hoa phát triển hơn chúng ta nhiều, vì thế chúng ta mới phải mượn từ ngữ của họ như thế. Tuy nhiên, vị thế của một dân tộc không chỉ dựa trên những điều như có mượn từ tiếng nước khác hay không. Nói về những nước tương tự như nước ta thì Hàn Quốc, Nhật Bản đều có mượn từ ngữ từ Trung Quốc. Tên người Nhật vẫn dùng kanji, tên người Hàn vẫn dùng hanja đó thôi, nhưng có ai dám nói nước Nhật nước Hàn yếu hay thuộc về Trung Quốc đâu. Nói xa hơn một chút các thứ tiếng châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha đều mượn từ tiếng Latin, thậm chí tiếng Anh còn mượn nhiều hơn, mượn từ cả tiếng Pháp, tiếng Đức. Tên người trong các thứ tiếng đó cũng là mượn từ tiếng Latin, Hi Lạp, v.v... Mình ví dụ nhé, Peter là một tên rất thông dụng trong tiếng Anh, trong tiếng Pháp là Pierre, tiếng Đức là Peter, tiếng Czech là Petr, v.v... đều là mượn từ tiếng Hy Lạp πετρος (petros) nghĩa là "đá". Chẳng phải những nước đó toàn là những cường quốc sao?
P.S.: Mình nghĩ Mao không có liên quan gì đến chuyện ngôn ngữ, dân tộc hay văn hóa Trung Quốc hết. Ông ta chỉ là một kẻ từng lãnh đạo Trung Quốc, vậy thôi.
Sở dĩ người Việt Nam thích dùng chữ Hán việt để đặt tên người hay tên địa danh không phải do ngữ pháp nước ta nghèo nàn mà bởi lẽ nước ta là nơi đã từng chịu hàng ngàn năm Bắc thuộc nên từ xưa đến nay người dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa người Hán. Vì vậy, từ xưa đến nay trong tiềm thức người Việt Nam đã chứa đựng tư tưởng đề cao chữ Hán và cho rằng chữ Hán mới đạt được yêu cầu về thẩm mĩ. Từ những nguyên nhân đó mà người Việt Nam thích dùng chữ Hán để đặt tên người hay tên địa danh!
Đó là chuyện ảnh hưởng văn hoá. Phần lớn từ ngữ chúng ta dùng trong tiếng Việt đều là tiếng Hán Việt, cho dù nhiều lúc bạn dùng nhiều quá rồi tưởng nó là từ thuần Việt. Hơn nữa, chúng ta dùng tiếng Hán Việt nghĩa là những từ tiếng Việt được "cải biên" từ tiếng Hán chứ có phải dùng tiếng Hán đâu.
Có một số điều chúng ta phải chấp nhận, đó là thời trước văn hóa Trung Hoa phát triển hơn chúng ta nhiều, vì thế chúng ta mới phải mượn từ ngữ của họ như thế. Tuy nhiên, vị thế của một dân tộc không chỉ dựa trên những điều như có mượn từ tiếng nước khác hay không. Nói về những nước tương tự như nước ta thì Hàn Quốc, Nhật Bản đều có mượn từ ngữ từ Trung Quốc. Tên người Nhật vẫn dùng kanji, tên người Hàn vẫn dùng hanja đó thôi, nhưng có ai dám nói nước Nhật nước Hàn yếu hay thuộc về Trung Quốc đâu. Nói xa hơn một chút các thứ tiếng châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha đều mượn từ tiếng Latin, thậm chí tiếng Anh còn mượn nhiều hơn, mượn từ cả tiếng Pháp, tiếng Đức. Tên người trong các thứ tiếng đó cũng là mượn từ tiếng Latin, Hi Lạp, v.v... Mình ví dụ nhé, Peter là một tên rất thông dụng trong tiếng Anh, trong tiếng Pháp là Pierre, tiếng Đức là Peter, tiếng Czech là Petr, v.v... đều là mượn từ tiếng Hy Lạp πετρος (petros) nghĩa là "đá". Chẳng phải những nước đó toàn là những cường quốc sao?
Ngôn ngữ là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, có sự lai tạo, biến thể sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng tại từng giai đoạn. Nhật Bản cũng sử dụng từ Hán gọi là Kenji đó bạn.
Trạng Quỳnh còn biết dùng chữ Hán (hiểu theo nghĩa thuần Việt) để chế giễu vua quan bằng câu đối:
Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dâ
Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức
-Nghĩa Hán:
Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn
Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu.
-Nghĩa Việt:
Trên cũng câm, dưới cũng câm, đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn.
-Đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai, ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu
=> Do vậy bạn đừng chê từ HÁN VIỆT của ta, vì đó là một nét văn hóa rất độc đáo của dân tộc Việt Nam từ ngàn năm qua.
Thân!
Vì văn hóa Hán đã ăn sâu, có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam với 1000 năm Bắc thuôc, Chữ Hán là loại chữ tượng hình nhưng nội dung ý nghĩa của nó lại có nội hàm rất lớn, có chiều sâu. Tiếng việt thường hay mượn âm tiếng Hán (Từ Hán Việt) khi tiếng Việt đơn thuần không thể thể hiện hết nội dung ý nghĩa bên trong. Hơn nữa âm Hán Việt đọc lên nghe thanh thoát và hay hơn từ Việt có ý nghĩa tương đương. Cân nhắc khi dùng từ là một vấn đề. Em tên Thanh Lâm nhưng nếu gọi em là Rừng xanh em nghe thế nào? Nếu ai đó bảo " Rừng xanh bát ngát" chẳng lẽ em nói Thanh Lâm bát ngát à? Tùy từng ngữ cảnh cụ thể, dùng từ hán việt có ý nghĩa hơn từ tiếng việt đơn thuần.
Dân Việt ta là Việt Nam tức người Việt phương Nam còn người Việt phương Bắc là vùng Lưỡng Quảng, nam Động đình Hồ. Tiếng Hán thực ra là một loại tiếng đa dân tộc, nó xuất phát ít nhất cũng hơn 50% gốc Việt, Chữ Hán như là Tiếng Anh bây giờ là ngôn ngữ Quốc tế để giao tiếp giữa các bộ lạc Bách Việt sau kết hợp với các bộ lạc ở phía Bắc để thành ra chữ Hán bây giờ, vậy nên người Việt đọc thơ Đường theo Hán Việt thì hay, xuôi vần mà đọc theo tiếng Trung thì chả ra cái vần gì cả. Các bạn không nên cực đoan dân tộc như vậy, không có quốc gia nào mà vay mượn đến 90% ngôn ngữ như các bạn nói mà tồn tại đến giờ đâu, Phạm Quỳnh nói Chữ Hán là hồn của dân tộc Việt ta đó
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa: Việt Nam cùng với Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, do đó tên riêng thường được đặt bằng từ gốc Hán, mang một ý nghĩa nào đó.
- Nghe trang trọng hơn: Cùng một ngữ nghĩa, nhưng khi dùng từ Hán-Việt thì sẽ trang trọng hơn.
Trong vùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa: Không riêng gì Việt Nam mà Hàn Quốc và Nhật Bản cũng dùng nhiều từ Hán. So với tiếng Nhật và tiếng Hàn thì tỷ lệ từ không phải Hán (thuần Việt) của ta còn nhiều hơn.
Ví dụ: Người Hàn có từ "kijia" (ký giả), còn người Việt gọi là "nhà báo". Người Hàn gọi các đô thị lớn như Pusan, Daegu, v.v... là "gwangyeoksi" (quảng vực thị), còn người Việt gọi là "thành phố lớn, thuộc trung ương" (ít yếu tố Hán, nhiều yếu tố Việt hơn).
Điều này cũng tương tự như các tên gọi phương Tây trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Latin - Hy Lạp - Do Thái, rất nhiều danh từ có nguồn gốc từ những thứ tiếng này. Chẳng hạn như người Anh có tên riêng là "James", người Pháp có tên "Jaques", người Nga có tên "Yakov", tất cả đều có nguồn gốc từ tên "Jacob" trong tiếng Do Thái.
Từ Hán-Việt còn làm cho tên gọi nghe trang trọng hơn. Ví dụ như có người đặt tên con là "Đẹp", nhưng người khác lại thích đặt tên con là "Mỹ". Cái này tùy thuộc vào thẩm mỹ mỗi người.
Ngoài ra, người ta không nên dùng từ thuần Việt trong các ngữ cảnh trang trọng. Chẳng hạn như ta không thể nói "Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và bà xã đi thăm Chile" mà phải dùng từ "phu nhân".
Nếu làm một cuộc khảo sát nho nhỏ ta sẽ thấy hầu hết tên người, tên địa lí của Việt Nam đều dùng từ Hán Việt. Sở dĩ có điều đó vì từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng và hàm chứa những ý nghĩa sâu xa (VD: Đại: gợi sự to lớn; Đạt: thể hiện sự kì vọng vào sự thành đạt; Dũng: mong mỏi sự rắn rỏi và mạnh mẽ).
Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa vì để tạo sắc thái trang trọng cho tên gọi, có thể mang một ý nghĩa gì đó tốt đẹp, và một phần cũng là do lịch sử của Việt Nam đã nhiều lần bị Trung Quốc xâm chiếm.
Ví dụ:
Kim Liên (Kim có nghĩa là vàng, Liên có nghĩa là hoa sen, Kim Liên có nghĩa là hoa sen vàng) mang 1 ý nghĩa tốt đẹp, cao quý, cuộc đời sung sướng, giàu sang, đẹp đẽ như hoa sen vàng.
để tạo sắc thái sang trọng , tao nhã , thể hiện ước muốn của người đặt tên .
Người VN thik dùng từ hán việt để đặt tên người tên địa lí vì:
+nó tạo nên sắc thái trang trọng, tao nhã
+ hay, ngắn, dễ hiểu và có ý nghĩa
Chúc bạn học tốt!