Văn mẫu lớp 6

H24

tả cảnh gia đình em vào ngày tết

NL
20 tháng 2 2018 lúc 14:23

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sang người ta đã lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần vào bản nhạc “chợ Tết” những tiếng “quạc quạc, héc héc”.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm”, tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày bán tràn lên cả mặt đê. Nào là lợn, gà, thịt, cá, tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết, lịch, câu đối, tranh lợn, gà đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là hàng quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không đi xem được nhiều vì chợ quá đông, phải đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần 12 giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ông và bố thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mở, giò thủ. Tôi được giao nhiệm vụ lấy chanh và tro đánh sánh bộ đò bàn thờ bằng đồng. Một lúc sau là dàn hòa âm nghe rất vui tai: nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai – quả là vui như ngày Tết.

Buổi tối hôm ấy, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể sự tích “ông đẩu rau”, bà và mẹ vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết ngày xưa khi chưa có tôi. Lúc đó, ngày Tết chỉ có vài vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ … Thế mà Tết này nào là bánh chưng, nào giò, nào thịt gà, cá nướng. Ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần, “thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dần la liệt những bức tranh Đông Hồ. Thấy tôi nhìn mãi lên bức tranh đó, ông tôi nhìn vào từng bức tranh rồi giải thích cho tôi.

Đây là bức tranh “Lợn có khoáy âm dương” và Tranh gà mẹ nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà mình chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ nhiều con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh “Đám cưới chuột”, vừa thể hiện mong ước cuộc sống vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mớ cho đàn chuột tổ chức cưới xin. Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng năm mười năm trước. Về khuya, tôi buồn ngủ quá liền nằm xuống chiếu cạnh nồi bánh chưng. Ấm quá tôi ngủ lúc nào chẳng hay …

Tôi đang mơ cái gì đó như lạc vào vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ông đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy trong tay là cái bánh chưng còn nóng, anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi, Tết đã đến rồi … Tôi vội rửa mặt, thay quần áo đến thăm thằng bạn, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vù năm nay nhà nó mất mùa, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lut. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì nhà nó đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

Bình luận (0)
PP
20 tháng 2 2018 lúc 14:37

Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.

Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.

Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!

Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.

Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.

Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.

Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.

Bình luận (0)
DS
20 tháng 2 2018 lúc 14:45

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

Bình luận (0)
BH
21 tháng 2 2018 lúc 10:57

ào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm .
Cũng là do khí hậu ở miền Nam thường 2 mùa mưa và mùa khô! Nắng ấm, ko lanhk giá như ngoài Bắc nên cây mai có thể sinh trưởng thuận lợi.
Cứ mỗi dịp xuân về là mai ở miền trong lại đơm hoa!
Nó được coi như là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam việt Nam!
Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).

Trồng hoa, thưởng thức hoa là một thú vui điền viên của nhiều văn nhân, trí thức, là thú vui thanh tao của những con người có tâm hồn đẹp. Từ đó, chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã trở thành phong tục tao nhã lâu đời và có chiều sâu trong đời sống tinh thần người Việt từ xưa đến nay.

Từ đời Lý, thế kỷ XI, quanh kinh thành Thăng Long đã có mấy làng trồng hoa để phục vụ cho nhu cầu trong kinh thành mà tên đất tên làng còn ghi dấu đến ngày nay ở Hà Nội: “đồng hoa”, Yên Hoa, nay là làng Võng Thị (gần Bưởi); Nghi Tàm gần Hồ Tây; rồi các tên như Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai còn gọi là Kẻ Mơ cũng là đất hoa xưa. Xa hơn là Tây Hồ, Quảng Bá, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa cùng với dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) tạo thành một vành đai hoa xung quanh chốn kinh kỳ.

Các triều đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vườn hoa đẹp trong kinh thành Thăng Long. Nhà dân, những nhà có lối sống bình dân thường bao bên ngoài một hàng rào Râm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi; một giàn “Thiên lý thơm nghìn dặm xa” đón khách vào cổng (Phùng Khắc Khoan). Ngõ nhỏ với hai dãy Tóc Tiên bên cạnh, trước sân là một luống Hồng, một luống Huệ, mấy khóm Nhài. Bên bể nước là một cây Lan tiêu hoặc một gốc Dạ hợp. Trước hiên nhà, một cây Tầm xuân với “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Hoặc cụm Ngâu to thành bụi được cắt tỉa tạo hình tròn đầy như chiếc mâm xôi, hương hoa Ngâu từ tốn, kín đáo…

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa Mai tinh khiết, màu vàng của Mai cũng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, đó là màu của vua chúa ngày xưa.

Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài những tiêu chí trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp.

Những người chơi mai chuyên nghiệp còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông...

Bình luận (0)
BH
21 tháng 2 2018 lúc 10:57

iao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

Bình luận (0)
BH
21 tháng 2 2018 lúc 10:58

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sang người ta đã lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần vào bản nhạc “chợ Tết” những tiếng “quạc quạc, héc héc”.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm”, tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày bán tràn lên cả mặt đê. Nào là lợn, gà, thịt, cá, tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết, lịch, câu đối, tranh lợn, gà đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là hàng quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không đi xem được nhiều vì chợ quá đông, phải đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần 12 giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ông và bố thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mở, giò thủ. Tôi được giao nhiệm vụ lấy chanh và tro đánh sánh bộ đò bàn thờ bằng đồng. Một lúc sau là dàn hòa âm nghe rất vui tai: nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai – quả là vui như ngày Tết.

Buổi tối hôm ấy, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể sự tích “ông đẩu rau”, bà và mẹ vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết ngày xưa khi chưa có tôi. Lúc đó, ngày Tết chỉ có vài vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ … Thế mà Tết này nào là bánh chưng, nào giò, nào thịt gà, cá nướng. Ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần, “thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dần la liệt những bức tranh Đông Hồ. Thấy tôi nhìn mãi lên bức tranh đó, ông tôi nhìn vào từng bức tranh rồi giải thích cho tôi.

Đây là bức tranh “Lợn có khoáy âm dương” và Tranh gà mẹ nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà mình chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ nhiều con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh “Đám cưới chuột”, vừa thể hiện mong ước cuộc sống vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mớ cho đàn chuột tổ chức cưới xin. Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng năm mười năm trước. Về khuya, tôi buồn ngủ quá liền nằm xuống chiếu cạnh nồi bánh chưng. Ấm quá tôi ngủ lúc nào chẳng hay …

Tôi đang mơ cái gì đó như lạc vào vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ông đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy trong tay là cái bánh chưng còn nóng, anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi, Tết đã đến rồi … Tôi vội rửa mặt, thay quần áo đến thăm thằng bạn, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vù năm nay nhà nó mất mùa, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lut. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì nhà nó đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

Bình luận (0)
LT
23 tháng 2 2018 lúc 20:32

Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm .
Cũng là do khí hậu ở miền Nam thường 2 mùa mưa và mùa khô! Nắng ấm, ko lanhk giá như ngoài Bắc nên cây mai có thể sinh trưởng thuận lợi.
Cứ mỗi dịp xuân về là mai ở miền trong lại đơm hoa!
Nó được coi như là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam việt Nam!
Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).

Trồng hoa, thưởng thức hoa là một thú vui điền viên của nhiều văn nhân, trí thức, là thú vui thanh tao của những con người có tâm hồn đẹp. Từ đó, chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã trở thành phong tục tao nhã lâu đời và có chiều sâu trong đời sống tinh thần người Việt từ xưa đến nay.

Từ đời Lý, thế kỷ XI, quanh kinh thành Thăng Long đã có mấy làng trồng hoa để phục vụ cho nhu cầu trong kinh thành mà tên đất tên làng còn ghi dấu đến ngày nay ở Hà Nội: “đồng hoa”, Yên Hoa, nay là làng Võng Thị (gần Bưởi); Nghi Tàm gần Hồ Tây; rồi các tên như Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai còn gọi là Kẻ Mơ cũng là đất hoa xưa. Xa hơn là Tây Hồ, Quảng Bá, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa cùng với dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) tạo thành một vành đai hoa xung quanh chốn kinh kỳ.

Các triều đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vườn hoa đẹp trong kinh thành Thăng Long. Nhà dân, những nhà có lối sống bình dân thường bao bên ngoài một hàng rào Râm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi; một giàn “Thiên lý thơm nghìn dặm xa” đón khách vào cổng (Phùng Khắc Khoan). Ngõ nhỏ với hai dãy Tóc Tiên bên cạnh, trước sân là một luống Hồng, một luống Huệ, mấy khóm Nhài. Bên bể nước là một cây Lan tiêu hoặc một gốc Dạ hợp. Trước hiên nhà, một cây Tầm xuân với “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Hoặc cụm Ngâu to thành bụi được cắt tỉa tạo hình tròn đầy như chiếc mâm xôi, hương hoa Ngâu từ tốn, kín đáo…

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa Mai tinh khiết, màu vàng của Mai cũng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, đó là màu của vua chúa ngày xưa.

Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài những tiêu chí trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp.

Những người chơi mai chuyên nghiệp còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông...

Bình luận (0)
LT
23 tháng 2 2018 lúc 20:33

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sang người ta đã lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần vào bản nhạc “chợ Tết” những tiếng “quạc quạc, héc héc”.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm”, tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày bán tràn lên cả mặt đê. Nào là lợn, gà, thịt, cá, tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết, lịch, câu đối, tranh lợn, gà đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là hàng quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không đi xem được nhiều vì chợ quá đông, phải đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần 12 giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ông và bố thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mở, giò thủ. Tôi được giao nhiệm vụ lấy chanh và tro đánh sánh bộ đò bàn thờ bằng đồng. Một lúc sau là dàn hòa âm nghe rất vui tai: nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai – quả là vui như ngày Tết.

Buổi tối hôm ấy, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể sự tích “ông đẩu rau”, bà và mẹ vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết ngày xưa khi chưa có tôi. Lúc đó, ngày Tết chỉ có vài vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ … Thế mà Tết này nào là bánh chưng, nào giò, nào thịt gà, cá nướng. Ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần, “thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dần la liệt những bức tranh Đông Hồ. Thấy tôi nhìn mãi lên bức tranh đó, ông tôi nhìn vào từng bức tranh rồi giải thích cho tôi.

Đây là bức tranh “Lợn có khoáy âm dương” và Tranh gà mẹ nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà mình chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ nhiều con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh “Đám cưới chuột”, vừa thể hiện mong ước cuộc sống vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mớ cho đàn chuột tổ chức cưới xin. Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng năm mười năm trước. Về khuya, tôi buồn ngủ quá liền nằm xuống chiếu cạnh nồi bánh chưng. Ấm quá tôi ngủ lúc nào chẳng hay …

Tôi đang mơ cái gì đó như lạc vào vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ông đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy trong tay là cái bánh chưng còn nóng, anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi, Tết đã đến rồi … Tôi vội rửa mặt, thay quần áo đến thăm thằng bạn, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vù năm nay nhà nó mất mùa, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lut. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì nhà nó đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

Bình luận (0)
LT
23 tháng 2 2018 lúc 20:33

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

Bình luận (0)
NP
23 tháng 2 2018 lúc 20:35

các bn đok lấy hết bài r

mk ko có bài nào nua cả

sorry nha LOAN

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
EN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết