Văn bản ngữ văn 7

H24

sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về lao động sản xuất và nội dung ý nghĩa của từng câu đó

PM
1 tháng 1 2018 lúc 19:44
Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất

1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.

4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

6. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )

7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".

8. Gió thổi là đổi trời.
Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.

9. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

10. Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này

11. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa

12. Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.

13. Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.

14. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.

15 Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.

16. Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.

17. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:

18. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú

19. Rét tháng ba, bà già chết cóng
Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.

20. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ
Bình luận (0)
HT
21 tháng 4 2018 lúc 10:05

1 Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

2 quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

3 tức nước thì vỡ bờ

4 ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy mưa

5 con trâu làm nên cơ nghiệp

6 chuối sau cau trước

7 gió thổi đổi trời

8 rét tháng ba, bà già chết cóng

9 quít làm cam chịu

10 mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền

11 chuồng gà hướng đong cái lông chẳng còn

12 chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

13 bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa

14 bắt ếch mưa rào

15 bầu già mướp xơ

16 ai khéo ra công khai đổi thì thành ruộng

Bình luận (0)
ND
1 tháng 1 2018 lúc 20:03

(1)

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.


- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.


- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4)Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.


(5) Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.


(6)Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.


(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.


(8) Nhất thì, nhì thục.

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

Bình luận (1)
H24
5 tháng 4 2018 lúc 21:05
Tấc đất tấc vàng



Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của đất. có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.

2.

Nhất canh trì, nhị canh viên , tam canh điền



Câu tục ngữ này đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng.

3.

Nhất nước , nhì phân , tam cần, tứ giống.



Câu tục ngữ này được đúc kết từ kinh nghiệm trồng trọt bao nhiêu năm của ông cha ta. Bốn yếu tố qua trọng nhất trong việc để cho thu hoạch cao là: nước, phân bón, sự cần cù, cuối cùng là giống có tốt hay không.

Bình luận (0)
BT
21 tháng 4 2018 lúc 20:23

1.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

2. Nhất thì, nhì thục

3. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2018 lúc 13:51
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.


Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều

Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết